Thứ Bảy, 23 tháng 10, 2010

*NGỒI LẠI BÊN NHAU

(Chửi Nữa Đi Em...)
Giao Chỉ - San Jose


Cứ 10 năm một lần
Sau cuộc chiến phe nào cũng có các cựu chiến binh. Trận chiến tranh Nam Bắc Việt Nam thực sự có thể kể từ Genève 1954 đất nước chia đôi cho đến 1975. Trải qua 21 năm từ chuẩn bị cho đến cuộc chiến nổi dậy, du kích chiến, vận động chiến rồi tấn công quy ước. Cuối cùng quân nhân Việt Nam Cộng Hòa tan hàng theo mệnh nước. Tiếp theo là di tản, tù đày, vượt biên, HO và đoàn tụ. Số phận cựu chiến binh cộng sản sau 75 cũng không khá, ngoại trừ một số cán bộ và đảng viên. Trong khi sĩ quan miền Nam đi tù thì sĩ quan miền Bắc phục viên cũng không có tương lai. “Ðầu đường đại tá vá xe, cuối đường thiếu tá bán chè đậu đen”

Nhưng ở đây, nhân dịp vị đại tướng 85 tuổi Trần Thiện Khiêm lần đầu tiên họp mặt với đại hội Tập thể chiến sĩ tại miền Nam California, tôi xin nói chuyện về cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa tại hải ngoại.

Ðây cũng không phải là lần đầu anh em ngồi lại bên nhau.

Ðầu thập niên 80, các hội cựu quân nhân với đa số thành phần chiến binh di tản từ 1975 đã kết đoàn. Sau 5 năm lưu vong, đời sống anh em tạm thời ổn định, bắt đầu nhớ về quê hương và nhớ về đồng đội. Ở đâu có đủ một tiểu đội là ngồi lại thành một bàn. Tại San Jose hội Không quân, Hải quân, Nhảy dù là các tổ chức tiên phong. Ða số xây dựng trên tinh thần tương trợ, quan hôn tương tế. Anh em chạy 75 được người Hoa kỳ bảo trợ nay quay ra bảo trợ người mới đến.

Một số anh em khắc khoải hờn vong quốc đã không cam chịu cảnh suốt đời đất khách quê người. Thêm một lần, tôi xin nhắc lại con đường về phục quốc đấu tranh võ trang khởi đi từ Trần văn Bá (Âu Châu), Võ đại Tôn (Úc Châu) và Hoàng cơ Minh (Mỹ Châu). Một sự tình cờ lịch sử là ba người anh hùng tìm đường về đại diện cho cả ba miền đất nước.

Tại Hoa kỳ, cựu chiến sĩ Cộng hòa đã cất tiếng gọi đàn, mở rộng vòng tay. Ðại tá thiết giáp Hà Mai Việt mời anh em về họp mặt tại Texas để chính thức ra mắt một tổng hội cựu chiến sĩ đầu tiên. Thiếu tướng không quân Ðặng đình Linh được bầu làm chủ tịch. Ngôi sao sáng của đại hội là thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ. Ông Kỳ mời được đại tướng Cao văn Viên và trung tướng Trần văn Ðôn về dự. Trong bài nói chuyện, với sự cảm xúc cố hữu ông Kỳ đã khóc. Ông Viên lên tiếng xin lỗi toàn quân. Ðó là đại hội cựu chiến sĩ đầu tiên của đa số anh em di tản 75. Chứa chan tình cảm với đầy hy vọng nhưng rồi lại không có đoạn kết. Tướng Linh nay đã qua đời. Tướng Nguyễn cao Kỳ, ngôi sao của đại hội toàn quân lần đầu tiên từ thập niên 80 ngày nay ra sao. Thiết tưởng chẳng cần nói thêm. Ðời lính già sống lâu, chỉ thấy thêm nhiều chuyện đau lòng.

Tổng Thống Thiệu ra quân.
Mười năm sau, vào đầu thập niên 90, một đại hội toàn quân quy mô được hình thành tại California. Chưa bao giờ San Jose lại có dịp đón tiếp một số lượng đông đảo các tướng lãnh như thế. Có cả Ðại tướng Cao Văn Viên, các trung tướng, các thiếu tướng và quan trọng hơn hết có cả ngôi sao rực rỡ nhất hải ngoại là trung tướng Nguyễn Văn Thiệu. Các nhà lãnh đạo một thời của miền Nam đang nuôi ảo tưởng có thể đòi hỏi quốc tế và Hoa kỳ đưa Việt Nam trở lại với sự cam kết theo Hiệp định Paris 1973. Nhưng sự kết hợp trong đại hội hoàn toàn chỉ có hình thức. Không phải vì có sự chống đối, mà chính vì nội dung không thực tế nên một lần nữa, anh em lại tan hàng. Sự trăn trở vẫn còn nguyên.

Qua đến năm 2000, đại tướng Nguyễn Khánh nguyên là quốc trưởng đầu tiên của miền Nam Việt Nam đã có cơ hội ra mắt tại Cali với tổ chức Nguyễn Hữu Chánh.

Trong vai trò tự phong làm thủ tướng, ông Chánh đã đưa đại tướng Nguyễn Khánh trở lại ngôi quốc trưởng tại hải ngoại. Mặc dù đã có nhiều bài báo phanh phui những mánh khóe bịp bợm, nhưng phong trào của chính phủ Nguyễn hữu Chánh vẫn có cả trăm người tin tưởng và đại hội thường quy tụ cả ngàn người. Trong đó gồm cả các chức sắc, tướng lãnh cao cấp của Việt Nam Cộng Hòa. Sự ngây thơ không phải là độc quyền của tuổi thiếu niên hay anh em cấp dưới. Lúc đó đại tướng Nguyễn Khánh là ngôi sao rực rỡ của phong trào Nguyễn Hữu Chánh. Niên trưởng của tôi dường như cũng biết hết sự tình, nhưng tiếng vỗ tay và ánh đèn sân khấu vẫn còn khả năng hấp dẫn tuổi cao niên. Mỗi lần đại hội hay mỗi lần tập hợp xuống đường, phong trào này đã đạo diễn chụp hình hàng trăm thiếu nữ Việt Nam áo trắng cờ vàng vẫn được thế giới mạng xử dụng trong mọi trường hợp. Giòng đời vẫn trôi qua, lịch sử Việt Nam Cộng Hòa kéo dài tại hải ngoại sẽ còn lưu lại một bức hình đáng giá.

Năm 2010, thủ tướng xuất hiện
Như vậy là cứ 10 năm một lần, anh em cựu quân nhân lại thấy có một vì sao của thời xưa xuất hiện. Lần này đại tướng Khiêm đến với đại hội Tập thể chiến sĩ Việt nam Cộng Hòa. Ông gặp gỡ báo chí, dự bửa cơm thân mật, nhận lời làm cố vấn. Còn chuyện sau này sẽ ra sao chưa ai biết. Dư luận khá ồn ào, có người thông cảm, có người phê bình chỉ trích thậm tệ, hết sức tàn nhẫn.

Nhưng về cuộc đời và sự nghiệp thực sự của thủ tướng Trần Thiện Khiêm thì những người biết chuyện không nói hết, những người nói ra cũng chưa biết hết chuyện. Cuộc đời chính trị hết sức may mắn của ông vui nhiều hơn buồn. Nhưng để lại những thành tích cho quốc gia thì buồn nhiều hơn vui. Sau cùng, một câu hỏi đặt ra là, ý nghĩa thực sự của việc đại tướng Khiêm xuất hiện là chuyện gì. Phải chăng Mỹ đã tính chuyện với Việt Nam và bây giờ là lúc tìm đến Việt nam Cộng Hòa. (?)Thắc mắc này từ ngày xưa, cũng đã được thiên hạ đưa ra cứ 10 năm một lần. Thời kỳ 80 phải chăng CIA tính dùng ông Kỳ qua đại hội Texas. (?)Thời kỳ 90 ông Thiệu xuất hiện do Mỹ dự trù trở lại hiệp định Paris (?). Qua 2000 chính phủ của chú Chánh tuyên bố úp mở là có Mỹ đứng sát sau lưng thủ tướng lưu vong để ủng hộ đại tướng quốc trưởng.(?) Nếu những chuyện không tưởng như thế đã không xảy ra mấy chục năm trước thì ngày nay người Mỹ dùng các cựu chiến binh cao niên Việt Nam Cộng Hòa với niên trưởng 85 tuổi của anh em ta để làm việc gì. Sao anh em lại có thể tiếp tục ngây thơ vô tội như thế. Sự thực là chẳng hề có yếu tố Hoa Kỳ trong thế giới Việt Nam Cộng Hòa di tản trong suốt 35 năm qua và vĩnh viễn về sau. Sức mạnh của cộng đồng Việt Nam nếu có phải trong khuôn khổ người công dân Mỹ gốc Việt.

Riêng phần chiến sĩ cộng hòa đã đành nếu bạn nhập ngũ một ngày cũng là lính. Người lính mặc áo trận năm 75 lúc 18 tuổi ngày nay cũng đã là cựu quân nhân trên 50 tuổi. Nhưng trên thực tế, đa số cựu chiến binh VNCH tại Hoa Kỳ bây giờ đã hưởng tiền già hoặc sắp hưởng tiền già, hoặc tiền hưu bổng vào lớp tuổi lục tuần. Phần lớn các nhà lãnh đạo quân đội, các tướng lãnh ở lớp tuổi bát tuần. Rõ ràng là lực bất tòng tâm. Không phải là lúc ôm mộng lấp bể vá trời. Cũng chẳng ai đòi hỏi những người anh hùng mỏi mệt chúng ta phải thi hành những sứ mạng lớn lao như thế. Nhu cầu hết sức cần thiết và đơn giản là anh em ta ngồi lại bên nhau.Vì vậy sinh hoạt của các hội đoàn quân đội, các khu hội, các tổng hội quân binh chủng, các đơn vị vùng, tại khắp năm châu bốn bể, dù trong hay ngoài tập thể, đều là những sinh hoạt lành mạnh, hợp với hoàn cảnh thực tế. Trong tinh thần xây dựng như thế, tôi xin viết lời bình luận về tổ chức Tập Thể vừa họp xong đại hội bất thường.

Ðường trường xa, muôn vó câu bay...
Cách đây 7 năm, một số niên trưởng trong quân đội đã ngồi lại bàn tính xây dựng một cơ cấu kết đoàn giữa các cựu quân nhân và các khu hội, tổng hội quân binh chủng.

Một trong các nhu cầu then chốt là tìm người lãnh đạo. Bất cứ nhân vật nào thì cũng sẽ bị búa rìu dư luận phê phán, chê bai. Tuy nhiên sau cùng cũng tìm ra được những nhà lãnh đạo có vẻ đủ điều kiện và điều quan trọng là can đảm nhận lời. Tướng Lê Minh Ðảo, người anh hùng cuối cùng của mặt trận Long Khánh, cựu tù chính trị lâu năm nhận lời làm vai trò then chốt. Ngoài ra còn có giáo sư Nguyễn Xuân Vinh, khoa bảng nổi danh nhận làm chủ tịch quản trị. Xin coi như ông Ðảo là sĩ quan bộ binh đóng vai chính. Ðại hội mở ra khí thế tưng bừng và được khá nhiều đoàn thể quân đội hưởng ứng. Tập thể ra đời, mở rộng tổ chức và kiện toàn. Họp tới họp lui từ địa phương đến trung ương được vài năm thì tướng Ðảo từ chức vì lý do sức khỏe. Ðại tá không quân Nguyễn Xuân Vinh kiêm nhiệm luôn việc điều hành. Từ bộ binh, lá cờ Tập thể chuyển qua không quân. Ngày xưa các tư lệnh làm việc chỉ tay năm ngón. Tất cả trông cậy cấp dưới chạy việc từ tham mưu đến binh đoàn. Ngày nay tư lệnh chỉ có một mình, đường lối thì đao to búa lớn nhưng lấy phương tiện đâu mà lên đường. Dậm chân tại chỗ để giữ được anh em là may. Rồi đến khi vị chủ tịch không quân từ chức. Từ bên trong, anh em đều biết, các nhà vận động suốt nhiều tháng trường cố gắng tìm người ra thay thế. Lập danh sách năm vị anh hùng của quân lực Việt nam Cộng Hòa trong hàng ngũ đại tá được coi là tương đối trẻ trung. Tuổi từ khoảng 75 hay 76. Tất cả đều từ chối. Tập thể đứng ở ngã ba dường. Hoặc là cứ đại hội rồi bầu ra bất cứ ai, hoặc là tan hàng. Xem như thế vai trò lãnh đạo tương đối gọi là chính thức tại hải ngoại vô cùng khó khăn. Tại sao không ai nhận công tác lãnh đạo? Xin trả lời: Tuổi già sức yếu, phương tiện không có, hoài bão lớn lao, đánh phá tưng bừng và còn gì nữa xin bổ túc cho đầy đủ một danh sách dài...

Nhưng sau cùng dường như một người ít vấn đề nhất trong số anh em cựu chiến sĩ đã nhận lời thử thách. Phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại chấp nhận ra làm việc. Trong lá thư ngỏ ông viết rằng ra ngồi với anh em để anh em tiếp tục ngồi lại với nhau. Mục tiêu đơn giản và chân thành. Phải nhìn lại trong hàng ngũ lãnh đạo của tập thể ta có thể thấy sự cô đơn của những người tâm huyết nhiệt thành. Vị đô đốc hải quân 90 tuổi Trần văn Chơn trong ghế chủ tọa. Tướng Nguyễn khắc Bình, ngôi sao trẻ trung của quân đội ngày xưa, nay cũng đã 80 tuổi. Và thêm phó đề đốc Thoại. Các tướng lãnh Việt Nam Cộng Hòa khác đều không có mặt. Nhiều tên tuổi đã ra đi. Không còn ai là cựu tổng thống. Không còn ai là các tư lệnh Vùng của thời kỳ 75. Có vị già yếu, hoặc là đã chán chường. Chỉ cần đến để gặp anh em, nhưng các ngài cũng quản ngại. Trong hoàn cảnh đó tướng Khiêm xuất hiện, gọi là để khích lệ tinh thần. Nào ngờ mang nặng quá khứ với nhiều vấn đề, lại thêm 35 năm tránh né cộng đồng nên đã bị dư luận chỉ trích kịch liệt. Một người anh em đi dự đại hội về đã nói một câu đáng đồng tiền bát gạo. Nói rằng: ”Anh em ra ngoài phơi nắng cộng đồng mấy chục năm nay, nghe chửi đã nhiều. Bây giờ cũng là dịp niên trưởng đại tướng ra phơi nắng để nghe chửi với anh em cho biết đá vàng. Gọi là chia ngọt xẻ bùi.” Như vậy phải chăng kỳ này anh em mời niên trưởng ra là để phơi nắng ông Thầy. Cùng vui hưởng những tràng pháo tay và những lời chửi rủa. Anh em sinh hoạt, bị nắng cháy gần thành than, nhờ niên trưởng ra chịu đạn thay cho anh em một thời gian.

Tiếng gọi từ biển Ðông
Từ khi Tập thể thành hình, có một vị sinh hoạt từ đầu nhưng chẳng mang chức vụ chính thức. Nếu có hỏi đi hỏi lại thì ông chỉ nhận là liên lạc viên. Thiếu tướng Nguyễn Khắc Bình năm nay 80 tuổi, sinh quán Ba Tri thuộc tỉnh Bến Tre. Ông đã kiên trì trong vai trò kiến trúc sư xây dưng ngôi nhà Tập thể. Ðể có thể gác bỏ ngoài tai những lời phê phán, công việc đầu tiên của vị sĩ quan cao cấp về tình báo an ninh của VNCH là cắt đứt Internet. Tướng Bình yểm trợ ông Lê Minh Ðảo, tư vấn cho đại tá Vinh và ông tình nguyện làm tài xế cho đô đốc Trần Văn Chơn. Mối chân tình sâu đậm với ông cựu tư lệnh hải quân cho đến nỗi trong anh em, ông Chơn cũng gọi luôn ông tài xế Bình là đô đốc. Từ khi ông Vinh từ chức, tướng Bình đôn đáo tìm người ra gánh vác tập thể. Hết sức kiên trì, tận tụy và nhiệt thành, ông đã suy tư đi tìm nhà lãnh đạo cho giai đoạn mới. Thời cơ mới rất thời sự chính là tiếng gọi từ biển Ðông. Thành quả rất đáng kể lần này của tướng Bình có được vị chủ tọa là đô đốc nguyên tư lệnh hải quân. Ðồng thời ông mời được đại tướng Trần thiện Khiêm xuất hiện. Và sau cùng tình thế đưa đẩy phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, quê Gò Công ra nhận công tác. Từ nay tạm thời ông Bình có thể ngủ yên và đến lượt ông Thoại mất ngủ.

Là tướng lãnh trẻ trung của hải quân Việt Nam Cộng Hòa, đề đốc Thoại đã từng có thành tích chỉ huy các chiến dịch biệt kích hải bên kia vỹ tuyến, trước khi làChửi Nữa Đi Em...m tư lệnh hải quân Vùng I trong trận Hoàng Sa. Thân phụ là cụ Hồ Văn Kỳ Trân và ông nội là Hồ Biểu Chánh. Trong thời đệ nhất cộng hòa, ông Thoại là sĩ quan tùy viên của tổng thống Ngô Ðình Diệm. Khác với nhiều vị tướng lãnh, suốt 30 năm qua, ông Thoại có cơ hội tiếp tục làm việc trong công tác chỉ huy và quản trị tại các cơ quan Hoa Kỳ. Ông là người của nguyên tắc và hiểu rõ thể thức sinh hoạt chính thức của hội đoàn. Dù vậy, ra nhận trách nhiệm lãnh đạo Tập thể trong tuổi về hưu quả thực là một hành động bất thường. Nguyên do chính vì anh em, nhưng thực sự ông rất nể trọng vị tư lệnh hải quân tóc bạc 90 tuổi. Tướng Trần văn Chơn, người chỉ huy trực tiếp của ông Thoại thời kỳ Hoàng Sa 74 đã nhắc đến 60 chiến sĩ hải quân chết tại biển Ðông. Những tin tức thời sự về biển Ðông ngày nay đã đưa tâm tư người lính biển về với chiến tích oai hùng 36 năm trước. Ông Chơn nói rằng xin đề đốc Thoại hãy vì các chiến binh nằm lại Hoàng Sa mà nhận lời.

Sau bộ binh Lê Minh Ðảo, qua không quân Nguyễn Xuân Vinh, bây giờ đến hải quân Hồ Văn Kỳ Thoại lên phiên. Ông Thoại có bà vợ là giáo sư dạy học nhiều năm tại Mỹ. Bà rất hết lòng yểm trợ phu quân. Thuận vợ, thuận chồng tát biển Ðông cũng cạn. Tát cạn biển Ðông lúc đó thiên hạ cùng thấy rõ, Hoàng Sa, Trường Sa gắn liền vào Việt Nam ra sao. Nhưng ngay bây giờ, ông bà cùng chuẩn bị đón nhận búa rìu dư luận...

Một cái tóc là một cái tội
Bất cứ người nào ra nhận trách nhiệm đều có thể lãnh búa tạ. Cuộc đời binh nghiệp cũ được đưa ra bình luận. Ðời sống 35 năm qua cũng là cả vấn đề. Anh làm gì bấy lâu nay. Anh chạy trước thì có tội bỏ anh em. Anh ở tù thì có thể thiếu tư cách, có thể đã khiếp nhược trước kẻ thù. Một cái tóc là một cái tội. Ở cái đất nước tự do này, chửi bới được hiến pháp bảo vệ trong tu chính án dân quyền. Và chửi thượng cấp ngày xưa là một cái thú vô cùng hấp dẫn. Phần lớn các bài báo và tham luận của anh em viết về quân đội thường đề cao chiến binh và mắng chửi tướng tá đã trở thành cái mốt rất thời thượng. Nhưng tôi cũng xin nói một lần để các bạn rõ. Các bạn liệt kê vô tội vạ danh sách tướng bẩn tướng sạch, tướng anh hùng tướng hèn nhát. Kể tội tá xấu tá đẹp, tá hiên ngang ở lại hay tá nhục nhã chạy làng, phần lớn đều không phải như vậy. Thành ngữ thấy vậy mà không phải vậy chính là hình ảnh của quân đội.

Khi phải nói lại cho thế hệ tương lai, ta có thể nói rằng, Chúng ta đang ở thời đại của người biết chuyện không nói. Kẻ nói nhiều lại là người không biết chuyện. Các bạn có giận thế hệ đàn anh xin vui lòng chửi bới toàn thể hàng tướng tá, để anh em chúng tôi cùng chia xẻ theo tình nghĩa huynh đệ chi binh. Nếu cứ tuyên dương hay lên án theo danh sách lếu láo chính là những lầm lẫn chết người. Quân đội nào cũng thế, có kẻ xấu người tốt. Nhưng đã cùng trong hàng ngũ, nếu không phải chính phạm làm mất nước thì ta cũng là tòng phạm. Nước mất nhà tan, dậu đổ bìm leo. Chửi nữa đi em. Các em chửi là đúng quá. Nhưng cần ghi nhận rằng tội của thế hệ đàn anh làm mất nước là quan trọng nhất. Còn tội chạy trước chạy sau, dốt nát, ăn chơi, ngậm miệng ăn tiền, ba cái lẻ tẻ đó chỉ là thứ yếu. Tập thể ngày nay chẳng qua cũng chỉ là di sản về già của cuộc binh đao. Chẳng khác gì ngày xưa quân đội cũng lẫn lộn cả người xấu kẻ tốt. Trong buổi hoàng hôn, anh em ta đã ngồi lại bên nhau. Nếu không làm nên cơm cháo gì, thì cũng nên ngồi lại cùng nghe thiên hạ chửi, hầu vơi được phần nào trách nhiệm tội lỗi với non sông.

Xin các bạn ngồi lui vào, dành cho tôi một chỗ hàng đầu. Chẳng phải vì tôi nhiều tội hơn anh em, chẳng qua mình đã phơi nắng nghe chửi hơn 30 năm, trở thành điếc không sợ súng. Chửi nữa đi em... May ra giúp các niên trưởng siêu thoát ngay trong cõi trần gian. Chửi nữa đi em...

Giao Chỉ - San Jose
giaochisanjose@sbcglobal.net

Đính Chính của Tác Giả: Trong bài viết Ngồi xuống bên nhau (Chửi nữa đi em) của Giao Chỉ, San Jose đã có một sai lầm quan trọng. Có 2 vị tướng không quân tham dự đại hội cựu chiến sĩ tại Texas 80’. Tướng Từ Văn Bê đã qua đời, nhưng tướng Ðặng đình Linh vẫn còn sống tại Texas. Tác giả đã ghi nhầm. Xin tạ lỗi với bác Linh và gia quyến.

*Thư ngỏ của cựu chiến sĩ Hồ văn Kỳ Thoại

             Kính gửi:
       Quý niên trưởng,
       quý chiến hữu trong Tập Thể CSVNCH Hải Ngoại
        và toàn thể quý vị Quân Dân Chánh Việt Nam Cộng Hòa.

Tôi là Hồ văn Kỳ Thoại, quê nội ở Gò Công.Trước 1975 tôi là Phó đề đốc Hải Quân Việt Nam, chức vụ cuối cùng là Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải.
Từ 1976 đến năm 2006, tôi làm việc liên tục cho các hội đoàn bất vụ lợi của Hoa Kỳ trong các lãnh vực tài chánh, nhân viên, điện toán và quản trị.

Trong đại hội của Tập Thể Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa tại Westminster, California, ngày 1 tháng 10,2010, tôi được mời tham dự  với tư cách một thành viên của Hội Đồng Tư Vấn, và sau đó tôi được các chiến hữu đề cử vào chức vụ Chủ Tịch Hội Đồng Đại Diện.

Qua thư ngỏ này, tôi xin được phép gửi đến quý niên trưởng và quý vị với tư cách cá nhân, trong tình chiến hữu, dù quý vị đã tham dự hoặc chưa có dịp tham dự trong Tập Thể Chiến Sĩ VNCH.

Với tư cách cá nhân và với lời chân thành mộc mạc từ nơi tôi sinh trưởng ở miền Nam của quê hương chúng ta, tôi xin được giải bày như sau.

1-Nhận trách nhiệm.
Dù các chiến hữu trong hay ngoài tổ chức, tất cả đều là anh chị em của tôi. Kỳ đại hội vừa qua cũng là lần đầu tôi đến họp với anh chị em. Tôi không hề có tham vọng sẽ nhận bất cứ chức vụ gì. Ðược đề cử với đa số tín nhiệm, việc tôi nhận lời xẩy ra trong khoảnh khắc bất ngờ đối với chính tôi. Suy nghĩ lại, yếu tố quan trọng nhất là sự nhiệt thành tin tưởng của anh chị em và riêng lòng tôi, tôi nhận lời ngồi lại với anh chị em chỉ có mục đích duy nhất là để chúng ta tiếp tục ngồi lại với nhau.Dù khác quân binh chủng tất cả chúng ta đều có một lần qùy xuống dơ tay tuyên thệ trung thanh và bảo vệ một Tổ Quốc và một lá Quốc Kỳ duy nhất.

2-Chương trình làm việc.
Vì nhận trách nhiệm bất ngờ và không chuẩn bị sẵn một chương trình làm việc nên tôi chưa thể có ngay được những ý định rõ ràng trong công tác. Tôi chưa có cơ hội nghiên cứu thật kỹ về việc tu chỉnh nội quy, xây dựng lại tổ chức và hoạch định cho tương lai.. Hy vọng rằng quý vị thông cảm cho hoàn cảnh của tôi.

3-Chân thành cảm tạ.
Dù bất ngờ nhận trọng trách lớn lao, nhưng tôi không quên công trình của quý niên trưởng và chiến hữu đã xây dựng nhiều năm qua, tạo nên nền móng căn bản cho tổ chức. Ðặc biệt cảm tạ quý chiến hữu đã bỏ phiếu bầu cho tôi với con số 60/62. Tôi sẽ cố làm việc trong phạm vi khả năng để đáp lại tấm lòng của các niên trưởng và quý vị. Tôi cũng luôn luôn nhớ rằng vẫn còn 2 phiếu không tín nhiệm, nếu nghĩ đến còn rất nhiều anh em không sinh hoạt với Tập Thể, quý vị không cô đơn đâu. Ðến lượt tôi thông cảm với quý vị.

4-Búa rìu dư luận.
Sau khi tham dự đại hội trở về, tôi có cơ hội đọc được tất cả các thư từ, báo chí khích lệ và khen ngợi. Trong đó có nhiều lời khen đầy tình nghĩa chân thành và cả những lời ca ngợi quá đáng. Tôi cũng đọc qua tất cả các tài liệu phê bình với lời lẽ xây dựng và đồng thời có những lời lẽ chỉ trích hết sức thậm tệ. Chỉ trích cá nhân và chỉ trích tập thể. Phê bình chuyện quá khứ trước 1975 và những chuyện trong 35 năm vừa qua.

Cũng như các bạn, tôi đọc hết và cũng có những vui buồn, lúc hoan hỷ, lúc giận dữ  . Khi bình tĩnh nghĩ lại, tôi xin gửi lời cảm ơn toàn thể quý vị. Dù quý vị khen ngợi tán thưởng hay quý vị chê bai bằng những lời nặng nề thậm tệ nhưng chứng tỏ quý vị đã quan tâm. Mong rằng với thư ngỏ này, tôi xin thưa rằng, tôi đã ghi nhận tất cả. Tôi mong rằng những lời khen tặng xã giao sau này sẽ hướng vào những suy tư và đề nghị cụ thể cho chúng tôi hoàn tất nhiệm vụ. Tôi mong rằng những lời chửi bới tàn nhẫn sau này sẽ hướng về các đề nghị xây dựng để chúng tôi tránh khỏi các lỗi lầm trong quá khứ.

5-Nhận định hoàn cảnh.
Trong nhất thời, chúng tôi chưa có đủ dữ kiện để đưa ra bản nhận định về chuyện thế giới, chuyện Hoa kỳ, chuyện Việt Nam và những công tác thích ứng với hoàn cảnh. Nhưng xin đưa ra vài ý kiến cá nhân liên quan đến những vấn nạn mà quý anh em thường nhắc lại trong quá khứ đặc biệt là vấn đề lãnh đạo. Trong quân đội từ trung đội trưởng lên đến tổng tư lệnh đều là lãnh đạo. Dù chúng ta chiến đấu anh dũng bao lâu, nhưng sau cùng, vì bất cứ lý do gì thì ta cũng mất Miền Nam và đứng về phe chiến bại. Khi mất nước chúng ta đều cùng phải chia xẻ lỗi lầm. Có thể cùng nhau phân tích những sai lầm và cả những sự dốt nát của giai cấp lãnh đạo vì đó là phần quan trọng của lịch sử. Nhưng sự chửi bới không bao giờ biện minh cho hành động xây dựng. Tôi quan niệm một tinh thần can trường trong chiến bại và tôi ước mong đem tinh thần đó vào Tập Thể.

Cho đến nay dù Tập Thể chưa đáp được kỳ vọng của mọi người nhưng hiện vẫn là một tổ chức đã quy tụ được nhiều chiến hữu thuộc mọi quân binh chủng. Chúng ta đã mất nước, và không còn Miền Nam để chấn chỉnh, sửa chữa hay kiện toàn. Ngày nay nếu Tập Thể không còn nữa, dù muốn xây dựng, chấn chỉnh, sửa chữa chúng ta cũng không làm được.

Tập Thể hình thành nhờ các cơ cấu cựu chiến sĩ VNCH tại các địa phương và nhờ các Chi hội lên đến các Tổng hội đại diện các quân trường và quân binh chủng. Các anh em cựu chiến sĩ ở mọi nơi đều cao niên, đều thừa kinh nghiệm và đều có quyết tâm. Anh em sống trong lòng các cộng đồng, biết rõ nhu cầu, biết rõ khả năng và điều quan trọng hơn hết là chính anh em mới xây dựng được tình đoàn kết huynh đệ chi binh. Tương lai của Tập Thể trông cậy vào tương lai của các sinh hoạt địa phương.

Với khả năng hết sức giới hạn của thành phần lãnh đạo Tập Thể, quý anh chị em thừa biết chúng tôi không thể đáp được nguyện vọng lớn lao của mọi người. Giới hạn về khả năng, về tài chánh, về quyền hạn, về kinh nghiệm, về nhân viên, tương lai của tập thể sẽ chỉ còn trông cậy vào quý niên trưởng và anh chị em.

6-Kỳ vọng tương lai.
Từ tinh thần can trường trong chiến bại, tôi không hề chấp nhận tinh thần chủ bại. Con đường đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam, không những chỉ dành riêng là mục tiêu của Tập Thể, mà hiện nay là mục tiêu chung của mọi người. Xin quý niên trưởng, quý chiến hữu và quý anh chị em cùng nhau đi trên con đường đó. Nhưng chúng ta sẽ không đưa ra những chương trình hay những lời tuyên bố đao to búa lớn. Chúng ta sẽ hết sức thận trọng với các mục tiêu thực tế và xây dựng. Hàn gắn trong anh em, thắt chặt tình đoàn kết, mở rộng sinh hoạt trong cùng lý tưởng. Chúng ta có quyền kỳ vọng một tương lai tươi sáng cho Tập Thể, cho toàn thể đồng hương tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại.

Kính chào quý niên trưởng, quý chiến hữu và toàn thể anh chị em.
Hồ Văn Kỳ Thoại.
16 Oct. 2010

Thứ Sáu, 22 tháng 10, 2010

TS. BS Nguyễn Thị Thanh viết về Cựu Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm

TÂM TƯ NHẬN ĐỊNH VỀ SỰ XUẤT HIỆN BẤT NGỜ CỦA CỰU ĐT. THT. TRẦN THIỆN KHIÊM
      Kính thưa Quý Vị,
 Bài viết nầy hơi phứt tạp và bất thường, vì nó vừa chứng minh cho tôi vài sự thật và cũng cũng vừa giải thích những vài tâm tình oan khúc của vị cựu Đại tướng Thủ tướng Trần hiện Khiêm của VNCH mà thiết tưởng rằng trên cuộc đời nầy khó ai có thể hiểu thấu cho ông. 
 Tôi xin phép quí vị nghe tôi tâm sự rõ ràng đầu đuôi để khỏi có sự hiểu lầm rằng chuyện khó hiểu, tôi tôi khoe khoang, hay nhiều lời chi dông dài, vì hằng ngày quý vị luôn nghe khôn xiết chúng nhai đi nhai lại không ngừng suốt từ 3 năm nay trên các DĐ những lời vu khống điêu ngoa, những lời mạ lỵ xảo quyệt, những lời xúc phạm đểu giả nhắm vào cá nhân tôi, công việc, lòng yêu  nước của tôi, bằng cấp cùng sự nghiệp của tôi với những chữ “Thanh thủm”, “con CS bưng bô” “con đĩ thập thành”, “con điếm đỏ đít giang mai”, “con bác sĩ CS sát tử 32 nhân mạng”, “con bác sĩ dỏm” “bằng cấp giả dối cạo gọt tẩy xóa”, “ta đóng cọc, đóng cạc trong họng mi”, “đổ tùng phân vào mặt mi”..vv…và vv… do 4 tên Nhữ Văn Úy, Ngô Túy Phượng, Trần đình Ngọc, Việt Sĩ… vv….
 Ai có phải sống trong bi thương đau khổ do bị người khủng bố, hãm hiếp tinh thần đến cao độ mới hiểu được những tâm tư kinh hoàng của người khác cũng bị như mình mà nhất là trường hợp vô phuong minh chứng nổi oan.  Vì vậy bài tâm sự tường tự thuật nầy đồng thời cũng nói lên nhiều điều quan trọng liên quan đến  cựu đại tướng thủ tướng Trần Thiện Khiêm của VNCH đã từ chức rất lâu trước ngày 30 tháng Tư 1975 (xin nhớ ThT VNCH cuối cùng là Nguyễn Bá Cẩn), đây là 1 cải chính nhỏ.   
 Thông thường người ta lên tiếng bênh vực ai vì nhiều lý do:
a-Vì lệnh tuyệt đối của cấp trên.
b- Vì công lý, vì sự thật: Như những người CG bênh vực đạo Chúa Giêsu. 
c- Vì có nhiều tiền, càng rộng rãi bỏ ra càng sai khiến nhiều người phục vụ.
d- Vì tình yêu người ta có thể hy sinh binh vực kẻ bị hàm oan.
e- Vì ơn nghĩa vật chất mà người tri ân hết tình trả nghĩa.
g- Vì giá trị vĩ nhân, chí sĩ, người ta không ngại hy sinh, như đối với những vị anh hùng Trưng Triệu, Nguyễn Trãi, và TT Ngô Đình Diệm….
h- Vì ơn nghĩa tinh thần.
i-  Vì lợi ích quốc gia dân tộc….
 Tôi xin thưa với toàn thể đồng bào nội ngoại rằng, mổi lần tôi mở lời thì luôn là thành thật và thẳng thắn, vì đời tôi chỉ biết nói thật và nói thẳng, dẩu biết rằng sẽ những kẻ tiểu nhân miệng “ngậm máu phun người” ranh ma hơn quỉ vương không hiếm trong đời, vì trả thù chuyện nhỏ nhen mà hiềm khích đố kị, ganh tị cố tình chà đạp, biếm nhẻ để tự nâng ta và vì sức mạnh đồng tiền dơ bẩn mà tìm “mồm loa mép dãi” bịa đặt trăm chuyện, vu khống ngàn lời đến độ in vào não bộ chúng như là sự thật tất nhiên, mọi mạ lỵ, xỉ vã, bôi nhọ, hãm hiếp tinh thần tôi từ 3 năm nay như mấy tên quái khách trên DĐ mà quí mổi ngày tò mò đọc hay nhờm gớm bôi bỏ.
 Nay với tôi thì vì với hai lý do cuối cùng “h- Vì ơn nghĩa tinh thần” và “i- Vì lợi ích quốc gia bức thiết” tôi xin đưa lên các DĐ những ‘tâm sự nhận định chứng minh về những lời chia sẽ về bãn thân tôi cùng như những hiểu biết rất khoa học tâm lý về vị Cựu Đại tướng Thủ tướng VNCH Trần Thiện Khiêm (ĐT TTK).
 Trước hết xin nói về lý do ‘ơn nghĩa tinh thần’ : Tôi xin phép tâm sự đầu đuôi để quí vị thấy rõ hoàn cảnh một người con gái hiếu thảo với Cha Mẹ, trung kiên với Tổ quốc, nhân ái với toàn dân, nên mới có thể có những hành động lạ lùng trái ngược với mọi khôn ngoan bình thường của người đời.
 Nguyên thánh 8 năm 1967 tôi từ bỏ hành nghề bác sĩ nội trú trong các bệnh viện Paris Pháp mà nhận lời mời (có thư mời nếu ai cần xem) qua Canada dạy môn Nhân Sinh lý học (Physiologie humaine) trường Đại học Moncton tại Moncton New Brunswick với chồng là Tôn Thất Đán chuyên dạy về Kinh tế học.  Nếu tôi cứ tiếp tục dạy thì tương lai của tôi thật êm đềm với hạnh phúc riêng tư, nhưng tôi chỉ đi dạy để chờ chồng lo xong luận án Tiến sĩ kinh tế để cùng về góp công giúp nước (tôi đã xong Tiến sĩ Y khoa quốc gia Paris trước).
 Nhưng sau đó vợ chồng tôi gặp ông BS. Tổng trưởng Trần Lữ Y trông coi 3 bộ (Y tế, Xã hội và Cứu trợ), chồng tôi có tình bà con xa với ông Lữ Y, mới khoe với ổng là có vợ là Tiến Sĩ Y khoa Paris lại kiêm thêm chứng chỉ chuyên môn về Vệ Sinh Công Cộng, Y tế-Xã hội. Nghe như vậy ông Lữ Y sáng mắt lên kêu gọi tôi về nước làm việc (có thư của Bs Trần Lữ Y chứng minh), vì VN không hề có ai chuyên môn như tôi.  Sở dĩ chồng tôi bằng lòng cho tôi về trước vì anh ấy cần tôi làm việc với chính quyền VNCH thì mới mong có đủ tài liệu nạp một luận án kinh tế về “Kinh tế thời chiến VN” (Économie de guerre du Việt Nam) tại Đại học Kinh tế Paris.
 Về nước BS. Tổng trưởng Trần Lữ Y giao ngay cho tôi trông coi Bộ Y tế - Xã hội, lúc đó BS. Trần Ngươn Phiêu là Phụ tá đặc biệt của TTr. Lữ Y, ngồi tại bộ Xã hội, nên tôi quen biết (hiện BS Phiêu có mặt trên DĐ: phieutran@sbcglobal.net). Thời gian nầy tôi đã đại diện bộ trưỏng Y tế Xã hội đi dự lễ cắt băng khánh thành Cô Nhi Viện SOS ở Gò Vấp, ngồi cạnh bà Thiệu.  Tôi bèn giao cho bà một tập gồm kế hoạch về 10 chương trình hoạt động xã Hội do tôi soạn thảo từ ngày về nước.  Sau đó phu nhân TT Thiệu mời tôi vào dinh Độc Lập thuyết trình cho phu nhân và TT Thiệu nghe về các chương trình nói trên.  Cựu TT Nguyễn Văn Thiệu chấp nhận giao cho 10 kế  hoạch cho Thủ tướng Trần Văn Hương. Ông Hương gọi BS TTr. Trần Lũ Y lên la rầy cho một trận, bảo sao có 10 chương trình hay vậy mà không cho ổng biết lại đi tắt lên đưa cho TT Thiệu.
 Ông Lữ Y liền kêu tôi lên la rầy; tôi yêu cầu ông hỏi ngay Đổng lý văn phòng của ổng là Chữ Ngọc Liễng. Ông Liễng liền đem lên 10 tập tài liệu đã đánh máy đóng thành tập rất đẹp, nhưng lại yểm đi nhiều tháng trong tủ không hề trình lên tổng trưởng.  Lúc đó TTr. Lữ Y mới bằng lòng cho tôi thi hành các chương trình Xã hội khẩn thiết cho quốc gia. Nhưng tiếc là công việc chưa đi đến đâu, ông Lữ Y rớt xuống.  BS Trần Ngươn Phiêu lên thay thế coi Bộ Xã Hội, Trần Minh Tùng coi Bộ Y tế thì mọi chương trình của tôi đều bị bỏ hết.  Bs. Trần Minh Tùng đề cử tôi làm Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng (BVNĐ).  Nhưng Đổng lý văn phòng Bộ Y tế là dược sĩ Trần Văn Nhiều khuyên tôi còn trẻ chưa nhiều kinh nghiệm ở BVNĐ ở Sài Gòn, nên hãy nhận làm Phó GĐ nhường chức GS. Tuân tiếp tục làm GĐ BVNĐ vì ổng sắp về hưu, tôi chán đời từ chối trở về mở Clinique tư tại biệt thự riêng mà tôi mua ngay ngày về nước tại 320 Phan Thanh Giãn, nay cũng đã mất.
 Qua năm 1972 tôi đem con đi Pháp thăm chồng. TTr. Bộ Nội vụ lúc đó là ông Trần Thiện Khiêm. Ông Khiêm nói với tôi “Bà là trí thức qua Pháp, tôi xin bà hãy nói lên cho thế giới biết về tình hình chiến tranh VN.”  Tôi bằng lòng ngay.  Ổng Khiêm bèn viết thư giới thiệu tôi với Tòa Đại sứ VNCH tại Paris.  Ông Đại tá Tham tán Quang tại Tòa Đại sứ tổ chức cho tôi đi thuyết trình chống “CSBV gây chiến tranh tại Miền Nam VN” nhiều nơi tại Pháp.  Việc thuyết trình cho người VN và Pháp gây ảnh hưởng, coi như là một thành công lớn.  Nhưng than ôi quá trể, vận mệnh VN đã bị quốc tế sắp xếp xong hết; ngay TTr. Nội vụ Trần Thiện Khiêm khi ấy cũng không biết.
 Đầu năm 1973 tôi về nước và ĐT. ThT. TTK nhờ cha Cao Văn Luận mời tôi vào nói chuyện.  Đây là buổi nói chuyện quan trọng đối với tôi. ĐT Khiêm mời tôi làm Thủ lãnh Phụ Nữ Nhân Dân Tự Vệ toàn Quốc với 11 triệu người (lời ông TTK). Buổi nói chuyện kéo dài trên 3 giờ đồng hồ; ThT Khiêm cho tôi Carte Blanche, Chèque Blanche và mọi tự do để làm việc.  Khi đưa tôi ra xe, ông Chánh Văn phòng phủ thủ tướng nói với tôi rằng “ĐT. ThT. Khiêm rất ít nói, thường chỉ tiếp khách chừng 15 phút thôi, với bà lại nói chuyện từ 4:45 đến 8:20 là chuyện quá đặc biệt từ trước đến nay”, tôi cười.
 Là một bác sĩ tâm lý, tôi đã quan sát ĐT. ThT. TTK: về tướng mạo, tư cách, lời nói, tính tình, tâm tư, tình yêu nước, thương lo cho dân, quí trọng nữ giới và lo chống CS như thế nào qua trên 3 giờ nói chuyện rất cởi mở và tâm đắc.  Tôi hỏi ổng: «ĐT. ThT giao phụ nữ toàn quốc cho tôi như vậy, mà phụ nữ chiếm 2/3 hay ít lắm cũng 3/5 dân số nếu có bầu cử, tôi sẽ thắng ĐT. ThT. ngay.» Ông cười vui, thật thà, hiền hòa bảo rằng «Không can gì, nếu được như vậy thì không có gì mà tôi mong ước hơn.».  
 Lúc đầu ĐT ThT đề nghị tôi đóng bãn doanh ở phủ thủ tướng. Tôi nói ngay không được, vì như vậy bất cứ người nữ NDTV nào muốn gặp tôi thì làm sao cho dễ dàng.  Ông để tôi tự do chọn bộ nào cũng được…vv….  Đây là những tài liệu lịch sử về ĐT. ThT. Khiêm mà tôi là nhân chứng.  Tôi thán phục ổng vì ổng hiểu được tôi, biết tâm tư, tài ba, can trường và quyết tâm của tôi đối với đất nước, lại tin tưởng vào tôi một cách tuyệt đối chẵng khác gì cha mẹ tôi hiểu và tin tôi.
 Có lẻ trong đời tôi, ngoài cha mẹ tôi, LM Trần Hữu Thanh là cha thiêng liêng của tôi, thì ĐT. Trần Thiện Khiêm là người tôi biết ơn sâu sa, thâm trầm và thán phục ổng. Đó là nguyên nhân thứ nhất mà tôi phải lên tiếng về ổng hôm nay.
 Sau đó bà phu nhân và chồng là Trung tướng Cao Hảo Hớn, Thủ lãnh Nam NDTV đến mời tôi đi chơi bất ngờ, té ra là vào dự tiệc lớn đặc biệt đông đúc đãi tôi tại Tòa Đại sứ Mỹ, để họ xem mặt và nghe tôi nói chuyện, đặc biệt là một nhóm lãnh đạo Mỹ cao cấp chất  vấn tôi suốt mấy giờ đồng hồ, hoàn toàn bất ngờ.  Đến đó tôi mới hiểu việc ông ĐT TTK mời tôi làm thủ lãnh PNNDTV toàn quốc phải có sự đồng ý của Mỹ.  Nhưng tiếc thay tình hình chính trị VN lúc đó chẵng còn hy vọng gì nữa mà cả ông ĐT ThT. TTK cũng không biết, đã chậm quá mất rồi.  Nhờ tất cả còn trong vòng sửa soạn bí mật mà tôi không bị CSVN bắt đi hoc tập cải tạo.   
 Nguyên nhân thứ hai khiến tôi lên tiếng về ĐT TTK là nhờ vào việc tôi quan sát về cá nhân ông Trần Thiện Khiêm.  Theo con mắt BS. tâm lý của tôi thì ĐT TTK là người rất tình cảm, hiền lành, dễ thông cảm, ăn nói từ tốn, cương quyết, ý nghĩ thâm thúy, có nhiều thiện chí, tính tình rất thận trọng, hành động cân nhắc, có bản lĩnh âm thầm, dễ bị thuyết phục, dễ chìu lụy.  Người ta cho ông là người ít nói, là nhút nhát, nhưng tôi thấy ông ăn nói thoãi mái đầy đủ, biết cách thu phục lòng người, có gan ngầm. Và sau nũa đây là những hiểu biết nhờ ba tôi và bạn bè của ba tôi cho biết.   
 Chúng ta vốn biết cả 2 chế độ CS Miền Bắc và QG Miền Nam vốn phụ thuộc vào những bàn tay xếp đặt quốc tế. Vì vậy những gì xẩy ra ở VN đều bị các cường quốc chi phối.  Lãnh đạo cả hai miền Bắc, Nam không biết gì cả, đó cũng là lý do khiến Miền Nam lọt vào tay CSBV một cách bất ngờ cho chính cả CSBV.  
 Năm 1960 Đại tá TTK đã đem Sư đoàn Mỹ Tho về cứu ông Diệm, thành công nhanh chóng, ổng trở thành người Cụ Diệm tin yêu và trọng dụng số một.  Cụ giao cho ông TTK thay mặt Cụ chỉ huy QLVNCH.  Do vậy Mỹ muốn chi phối TT Diệm là phải lại nhắm bắt vào ông TTK.  Ông TTK dần dần không ngờ bị lặn sâu vào sào huyệt của Mỹ, phụ thuộc Mỹ mà không thế nào gở ra được nếu muốn sống.
 Đến khi người Mỹ muốn lật đổ TT Ngô Đình Diệm lại ra lệnh cho ông TTK, ông Khiêm sợ mang tiếng ‘phản thầy’ nhưng cũng không thể từ chối lệnh của Mỹ.  Ổng bèn đẩy qua cho DVM, DVM và đồng bọn ĐM đang ghét cay dắng TT Diệm vì tư thù. Bon DVM như mèo gặp mở, nhưng không có thực quyền làm gì cả; nên ông TTK lại phải là người đứng ra kêu gọi tướng tá.  Đến khi sự việc xẩy ra, nhóm tướng DVM, ĐM… vốn thù ghét TT Diệm, trở thành ‘’kiêu tường’, cương quyết giết anh em TT Ngô đình Diệm để trừ hậu hoạn, thì TTK lại cố cứu nhưng vô phương với đám ‘kiêu tướng’, nổi oan nầy ai thấu cho.  
 Vào giờ phút đó TTK hoàn toàn trở thành cô độc, quyền bính lại nằm trong tay nhóm tướng DVM, ai không đồng ý giết TT Diệm là chúng ỷ số đông làm thịt ngay như hai anh em Lê Quang Tung và Lê quang Triệu. Ông TTK ở vào thế dù có muốn hy sinh cũng không cứu được an hem TT Diệm.  Nổi hận lòng của TTK là đành nhìn bọn DVM giết 3 anh em TT Diệm. Đó là niềm tâm sự của một con người hiền lành tình cảm, vốn có lòng trung hậu mà đành mang tiếng phản bội đối với ân nhân là TT Diệm.  Điều nầy ông TTK không hề nói ra với ai, nhưng ba tôi và các bạn của ba tôi và tôi đều hiểu biết rõ ràng như vậy.
 Đầu năm 1973, ĐT TTK mời tôi làm thủ lãnh PNNDTV thì tôi đã biết ông mặc dầu là có lòng vì đất nước, nhưng vẩn muốn lợi dụng tôi cho tương lai chính trị lâu dài của ổng. Tôi cũng biết lợi dụng lại để giúp nước, giúp nữ giới,  giúp xây dựng một xã hội lành mạnh thịnh vượng như chủ trương của sự học của tôi.  Tôi hoàn toàn mờ mịt về vận mệnh VN mà quốc tế đã xếp đặt, tuy chồng tôi đã cho tôi hay và trở về VN đòi đem 3 mẹ con tôi trở lại Canada lập tức, nhưng tôi không tin là VNCH Miền Nam sắp mất. Mà ngay ĐT TTK cũng không hay biết gì cả.
 Chính người Mỹ đến thuê nhà biệt thự của tôi với giá 450.000/tháng trả trước 4 năm.  Tôi thấy được giá quá, vì với số tiền đó tôi dư sức mua 1 biệt thự khác. Tôi đòi giữ lại Phòng mạch họ không chịu, nên tôi không cho thuê, nay cũng đã mất rồi.  Nay nghĩ lại tôi nghi là người Mỹ muốn cứu cho tôi căn nhà, vì đó là bao nhiêu mồ hội nước mắt tiết kiệm của tôi ở hải ngoại.
 Bây giờ khi nói đến 35 năm qua ĐT ThT TTK sống trong ẩn dật và im lặng. Theo tôi suy nghĩ, đặt giả thuyết, ông ĐT. TTK thành công trước mặt mọi người về công danh sự nghiệp, nhưng nổi ân hận đã mang tiếng giết TT Diệm chưa nguôi thì sự nghiệp của TTK đã bị cựu TT Thiệu đánh phá năm 1973 làm ông thêm buồn.  Nay lại mất nước một cách oan uổng vào tay CSBV thì làm sao ông không khỏi có mối hận lòng bâng khuâng mà không mở miệng đổ lỗi được cho ai thì còn có gì nữa mà nói.
 Nguyên tôi vốn chơi thân tình với bà Nguyễn Gia Hélène, chủ Thẩm Mỹ Viện số 50 đường Lê Lợi Q1 Sài Gòn. Tôi giúp bà mở khoa Giải phẩu Thẩm mỹ, cùng chung mở Viện chế thuốc mỹ phẩm trị bệnh phát phì, trị da nhăn cho người già trước tuổi cả đàn ông lẩn đàn bà cho tôi.  Bà Hélène là vợ Đại tá công binh Đoàn Bá Kiệu và là bạn thân với phu nhân Thủ tướng TTK.  Chính bà đại tá Kiệu Hélène cho tôi hay là vợ chồng cựu TT Thiệu mời vợ chồng cựu ThT. Trần Thiện Khiêm ăn cơm, rồi giam lại 3 ngày trong dinh Độc Lập, buộc ông Khiêm từ chức.  Sự việc nầy rất là bí mật.  Hiện chắc chắn vợ chồng cựu Đại tá công binh Đoàn Bá Kiệu còn sống bên Mỹ.  Vào những ngày dầu sôi lữa bỏng ở Sài Gòn vào cuối tháng Tư/1975, chính bà ĐB Kiệu hứa sẽ đem 3 mẹ con tôi xuất ngoại với bà.  Nhưng rồi bật vô âm tín.
 Tôi không rõ sự bí mật mà phu nhân Đại tá ĐB Kiệu nói trên đúng hay sai như thế nào, và cũng không nhớ ĐT. Khiêm từ chức vào lúc nào và công việc làm lãnh tụ PNNDTV của tôi bị hủy bỏ như thế nào.  Ông Cựu ĐT ThT TTK còn nợ tôi vụ nầy vì bãi bõ mà không cho tôi hay. Cũng như TTr Trần Lữ Y, ThT Khiêm mời làm thì có mời, mà nghỉ việc thì bỏ đi luôn không một tiếng nói.
 Sau đó năm 1974, tôi lại chống chính phủ với tư cách là Phó chủ tịch Hội Bác Sĩ Công Giáo VN. Tôi cùng các anh BS. Thiếu tướng Vũ Ngọc Hoàn, BS Giám Đốc Viện Pasteur Nguyễn Văn Ái là Cố vấn Hội, BS Nguyễn Tấn Chức chủ tịch/Hội, BS Thu thư ký/Hội, BS Nguyễn Văn Đức…. chúng tôi lo chống vụ kế hoạch hóa gia đình do Mac Namara chủ trương theo kiểu mà GHCG chúng tôi cấm, cùng chống phá thai tuyệt đối với sự giúp đở của Đức TGM Nguyễn Văn Bình.  Cuối cùng chúng tôi đã thắng, Hạ Nghị viện buộc phải xé bỏ hồ sơ dự án cho phép phá thai.         
    Nay, sau 35 năm ẩn dật, im lặng, ĐT TTK ẩn dật đến nổi hơi mụ người đi.  Tại sao Cựu ĐT. ThT Khiêm lại tái xuất giang hồ? Tại sao?  Đó là lý do chúng ta cần biết.  Vì chắc chắn không phải là chuyện ngẩu nhiên.
 Tôi xin nói lên một sự tiên đoán chủ quan rằng sự xuất hiện của ĐT. ThT. Trần Thiện Khiêm không phải là một việc tự ý của ông Tướng.  35 năm về trước, người ta ẳm ông đi trong một tâm tư sầu khổ, thất vọng tột cùng, và có vẻ như ông giận đời, ông đã lựa chọn sự ẩn thân để….tu thân ( ?)… để suy tư nảo nùng (?)… để buồn đau (?)… cho đất nước… đến độ ông cảm thấy như bị tê liệt (?)… bị đày… bị lú đi (?).  Trong 35 năm mà trí não không làm việc thì bị kiệt quệ ngay,  nay cần phải cho chạy rà, chấn chỉnh lại bộ máy thần kinh mới tỉnh người ra, khác nào chiếc xe để lâu không chạy thì phải chạy ‘roder’ lại.  35 năm sau cần sự xuất hiện của ông thì dầu mệt mỏi với tuổi tác mà cần thiết cho đất nước thì ĐT TTK nào ngại chi.  Đó là trách nhiệm cuối cùng của ông với đất nước, than ôi, đồng bào có hiểu cho chăng ?!
 Như tôi đã nói trên là ĐT TTK bị sa vào sào huyệt lúc nào có lẻ ổng cũng không hay dầu là sa vào để làm vua, vua đi đâu, làm gì thì đều có luật lệ.  Khi phải đi thì đi, khi phải về thì phải về.  Có thể rằng ông đâu có quyền tự do muốn làm gì thì làm hay sao?  Bây giờ cần xuất hiện thì phải xuất hiện, vì ĐT. TTK không là người riêng của ông.
 Bây giờ đến sự xuất hiện của ĐT TTK. Người ta hiểu quá nhiều về lý do sự xuất hiện của ông hay không hiểu gì cả. Ngã nào thì sự xuất hiện nầy là thiết yếu sinh tử cho sự trở lại của Mỹ ở Biển Đông.  Đó là điều thiết yếu sinh tử thật tình cho Mỹ và cả cho tổ quốc và dân tộc VN.  Vậy thì đó phải là điềm may mắn cho những người VN thật lòng yêu nước và cũng ngay cả người CS có lòng yêu nước, vì CS hiện có 2 phe, phe theo Tàu thì bán nước, phe theo dân tộc thì muốn chống lại, nhưng làm sao chống lại cường quốc TC nếu không có Hoa Kỳ.  Như vậy lời ông ĐT TTK nói : 
 «Dù Cộng sản hay Không Cộng Sản thì  họ cũng có tinh thần dân tộc yêu nước. Kết án bây giờ hẵn có sự sai lầm chăng? »
 Vì CS tức CSVN, và ‘không CS’ là ai, nếu không là người VN quốc nội và CĐ NVQGHN.  Câu nói của ông TTK thâm thúy lắm đấy, chỉ phải cái là vắn tắt khiến sinh ra hiểu lầm, chứ không phải già rồi nói lẩm cẩm đâu.  Ông cũng thâm thúy mà cho rằng những người ‘không cộng sản’ không phải ai cũng yêu nước.  Trách ông im tiếng 35 năm làm chi, trong khi một số NVQGHN xưng là yên nước, là chống cộng mà ra hải ngoại ngồi chưởi nhau, đánh đấm nhau, bôi nhọ, chặn họng, bịt miệng, đóng cọc vào họng, bỏ vạ cáo gian cho bất cứ ai muốn có tự do ngôn luận, bất cứ ai muốn tìm một chiến lược thực tế, khả thi hầu cứu nước thoát khỏi xâm lăng Tàu cọng.  Câu ổng nói :
 «Kết án bây giờ hẵn có sự sai lầm chăng? »
à kết án ai, và ai kết án ?  Chính NVQGHN tự kết án người mình chứ còn ai vào đây, mà trong đó có cả ĐT. TTK, có cả các vị nào đó, có cả tôi.  Đó là cái nghề chụp mủ, nghề vu khống bịa đặt trăm câu nghìn chuyện gian ác để đè đầu bóp họng người yêu nước.  Ngay một cái chuyện trẻ con 2 tuổi là cái chuyện bằng Tiến sĩ Y khoa Quốc gia của Đại học Paris Pháp mà một thằng già tự khoe là dân biểu gì gì đó, sống ngay tại Pháp mà cũng không biết nó có phải là được cấp phát từ Đại học lớn nhất của nước Pháp hay không nữa, nên cứ tự khăng khăng cho là bằng giả, cạo gọt như chính nó hay làm ở VN, thì chúng nó còn làm được cái nghề ngổng gì mà không sai lầm.  Phải chăng đó là biểu tượng hùng hồn nhất của một số người làm ĐT. TTK phải thấy rằng cần im tiếng trong 35 năm để tráng nơi «gió tanh mưa máu» thì tốt.        
 Trong hơn tuần nay người ta đua nhau đánh phá chưởi rủa thậm tệ đến cạn tào ráo  máng, đến tận diệt, tận triệt tiêu ĐT TTK ? Tại sao ? Chưởi như vậy thì lợi cho ai ?  
 Trung Cộng hiện đang nổi xung thiên lên khi thấy Mỹ quyết liệt can thiệp vào Biển Đông và đòi phải nói chuyện Đa phương.  Rồi đây TC còn đâu hy vọng chèn ép VN để cướp Biển Đông và hai quần đảo HS và TS của VN nữa, hay chúng đang run lên.  
 Thứ nữa là nhóm CSVN thân Tàu muốn bán tươi bám sống Biển Đông muốn vòng tay dâng hiến đất nước Việt Nam cho Tàu cộng cũng  hết còn hy vọng làm quan thái thú của chú Chệt, nên chúng tức giận, chúng sợ sự xuất hiện của ĐT TTK quá, chúng phải phun tiền mướn đàm em chười, phỉ báng, «uýnh» tới tấp, «uýnh» tưới lên mặt mủi cho cựu ĐT. ThT. TTK tối tăm mặt mày sợ chạy không dám xuất hiện nữa vì họ vốn biết ông Khiêm không bạo gan lắm trong tuổi già, hoặc là ông có thể ngã xĩu hết còn sức bước tới.  
 Vì chúng biết hiện tình thế NVQGTNCSHN không có ai khả dĩ có thể có tư cách tối thiểu làm sợi giây buộc mối Đại đoàn kết cho dân tộc VN ngoài ĐT TTK. VN có Đại đoàn kết mới mong còn Biển Đông cho VN, cho Mỹ, cho Đông Nam Á  và cho cả thế giới. VN có Đại đoàn kết mới trông mong Tổ quốc VN có độc lập, toàn dân VN có tự do dân chủ, và chủ nghĩa Mac-Lê không còn đất sống trên đất nước VN. Đó là luật của Trời, và cũng như là luật của người mà Hoa Kỳ đang nghiên cứu cho Biển Đông của VN và ĐNÁ.
 Bài viết cũng đã quá dài, hết lòng cám ơn Quí Vị đã kiên nhẩn đọc.
 Kính chào may mắn cho Tổ quốc và Dân tộc chúng ta.
TS. BS. Nguyễn Thị Thanh

Bai Hoc Cho Nhung Ai Yeu Nuoc Theo Cong San

Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa không còn nữa!



Lời nói đầu: Bà Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa (DQH) nằm xuống ngày thứ bảy 25–2–2006 tại 
Sài Gòn, được hỏa táng vào ngày thứ ba 28/2. Báo chí trong nước cho đến hôm nay, không hề loan tải tin tức trên. Đài BBC có phỏng vấn Ông Võ Nhơn Trí ở Pháp về tin nầy và phát đi ngày 28/2.
Sự im lặng của Việt Nam khiến cho người viết thấy có nhu cầu trang trãi và chia xẻ một số suy nghĩ về cái chết của BS DQH để từ đó rút ra thêm một kinh nghiệm sống về tính chất "chuyên chính vô sản" của những người cầm quyền tại Việt Nam hiện tại


BS. DQH là một người sống trong một gia đình theo Tây học, có uy tín và thế lực trong giới giàu có ở Sài Gòn từ thập niên 40. Cha là GS Dương Minh Thới và anh là LS Dương Trung Tín; gia đình sống trong một biệt thự tại đường Bà Huyện Thanh Quan xéo góc Bộ Y tế (VNCH) nằm trên đường Hồng Thập Tự. LS Tín đã bị ám sát tại Đà Lạt trong đó cái chết của ông cũng không được soi sáng, nhưng đa phần có nhiều nghi vấn là do lý do chính trị vì ông có khuynh hướng thân Pháp thời bấy giờ.
Về phần Bà Hoa, được đi du học tại Pháp vào cuối thập niên 40, đã đỗ bằng Bác sĩ Y khoa tại Paris và về lại Việt Nam vào khoảng 1957 (?). Bà có quan niệm cấp tiến và xã hội, do đó Bà đã gia nhập vào Đảng CS Pháp năm 1956 trước khi về nước.
Từ những suy nghĩ trên, Bà hoạt động trong lãnh vực y tế và lần lần được móc nối và gia nhập vào Đảng CSVN. Tháng 12/1960, Bà trở thành một thành viên sáng lập của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam VN dưới bí danh Thùy Dương, nhưng còn giữ bí mật cho đến khi Bà chạy vô "bưng" qua ngõ Ba Thu –Mõ Vẹt xuyên qua Đồng Chó Ngáp. Ngay sau biến cố Tết Mậu Thân, tin tức trên mới được loan tải qua đài phát thanh của Mặt Trận.
Khi vào trong bưng, Bà gặp GS Huỳnh Văn Nghị (HVN) và kết hôn với GS. Trở qua GS Huỳnh Văn Nghị, Ông cũng là một sinh viên du học tại Pháp, đỗ bằng Cao học (DES) Toán. Về VN năm 1957, ông dạy học tại trường Petrus Ký trong hai năm, sau đó qua làm ở Nha Ngân sách và Tài chánh. Ông cũng có tinh thần thân Cộng, chạy vô "bưng" năm 1968 và được kết nạp vào đảng sau đó.
Do "uy tín" chính trị quốc tế của Bà Hoa thời bấy giờ rất cao, Mặt Trận, một lá bài của CS Bắc Việt, muốn tận dụng uy tín nầy để tạo sự đồng thuận với chính phủ Pháp hầu gây rối về mặt ngoại giao cho VNCH và đồng minh Hoa Kỳ. Từ những lý do trên, Bà Hoa là một người rất được lòng Bắc Việt, cũng như Ông Chồng là GS HVN cũng được nâng đở theo. Vào đầu thập niên 70, Ông được chuyển ra Bắc và được huấn luyện trong trường đảng. Tại đây, với một tinh thần thông thoáng dân tộc, cộng thêm nhiều lý luận toán học, Ông đã phân tích và chứng minh những lý thuyết giảng dạy ở trường đảng đều không có căn bản lý luận vững chắc và Ông tự quyết định rời bõ không tiếp tục theo học trường nầy nữa.
Nhưng chính nhờ uy tín của Bà DQH trong thời gian nầy cho nên ông không bị trở ngại về an ninh. Cũng cần nên nói thêm là ông đã từng được đề cử vào chức vụ Bộ trưởng Kinh tế nhưng ông từ chối.
Ô.B DQH và Đảng Cộng sản VN
Chỉ một thời gian ngắn sau khi CS Bắc Việt giải tán Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam, Ô Bà lúc đó mới vở lẽ ra. Về phần Ô HVN, ông hoàn toàn không hợp tác với chế độ. Năm 1976, trong một buổi ăn tối với 5 người bạn thân thiết, có tinh thần "tiến bộ", Ông đã công khai tuyên bố với các bạn như sau:"Các "toi" muốn trốn thì trốn đi trong lúc nầy. Đừng chần chờ mà đi không kịp. Nếu ở lại, đừng nghĩ rằng mình đã có công với "cách mạng" mà "góp ý" với đảng". Ngay sau đó, một trong người bạn thân là Nguyễn Bá Nhẫn vượt biên và hiện cư ngụ tại Pháp. Còn 4 người còn lại là Lý Chánh Trung (giáo sư văn khoa Sài Gòn), Trần Quang Diệu (TTKý Viện Đại học Đà Lạt), Nguyễn Đình Long (Nha Hàng không Dân sự), và một người nữa người viết không nhớ tên không đi. Ông Trung và Long hiện còn ở Việt Nam, còn ông Diệu đang cư ngụ ở Canada.
Trở lại BS DQH, sau khi CS chiếm đóng miền Nam tháng 4/1975, Bà Hoa được "đặt để" vào chức vụ Tổng trưởng Y tế, Xã hội, và Thương binh trong nội các chính phủ. Vào tháng 7/75, Hà Nội chính thức giải thể chính phủ Lâm thời và nắm quyền điều hành toàn quốc, chuyển Bà xuống hàng Thứ trưởng và làm bù nhìn như Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn
Thị Bình, Nguyễn Thị Định… Chính trong thời gian nầy Bà lần lần thấy được bộ mặt thật của đảng CS và mục tiêu của họ không phải là phục vụ đất nước Việt Nam mà chính là làm nhiệm vụ của CS quốc tế là âm mưu nhuộm đỏ vùng Đông Nam Á.
Vào khoảng cuối thập niên 70, Bà đã trao đổi cùng Ô Nguyễn Hữu Thọ: "Anh và tôi chỉ đóng vai trò bù nhìn và chỉ là món đồ trang sức rẻ tiền cho chế độ. Chúng ta không thể phục vụ cho một chế độ thiếu dân chủ và không luật lệ. Vì vậy tôi thông báo cho anh biết là tôi sẽ trả lại thẻ Đảng và không nhận bất cứ nhiệm vụ nào trong chính phủ cả". Đến năm 1979, Bà chính thức từ bỏ tư cách đảng viên và chức vụ Thứ trưởng. Dĩ nhiên là Đảng không hài lòng với quyết định nầy; nhưng vì để tránh những chuyện từ nhiệm tập thể của các đảng viên gốc miền Nam, họ đề nghị Bà sang Pháp. Nhưng sau cùng, họ đã lấy lại quyết định trên và yêu cầu Bà im lặng trong vòng 10 năm.
Mười năm sau đó, sau khi được "phép" nói, Bà nhận định rằng Đảng CS Việt Nam tiếp tục xuất cảng gạo trong khi dân chúng cả nước đang đi dần đến nạn đói. Và nghịch lý thay, họ lại yêu cầu thế giới giúp đỡ để giải quyết nạn nghèo đói trong nước. Trong thời gian nầy Bà tuyên bố : "Trong hiện trạng của Đất Nước hiện tại (thời bấy giờ), xuất cảng gạo tức là xuất cảng sức khỏe của người dân" Và Bà cũng là một trong những người đầu tiên lên tiếng báo động vào năm 1989 cho thế giới biết tệ trạng bán trẻ em Việt Nam ngay từ 9,10 tuổi cho các dịch vụ tình dục trong khách sạn và các khu giải trí dành cho người ngoại quốc do các cơ quan chính phủ và quân đội điều hành.
Sau khi rời nhiệm vụ trong chính phủ, Bà trở về vị trí của một BS nhi khoa. Qua sự quen biết với giới trí thức và y khoa Pháp, Bà đã vận động được sự giúp đở của hai giới trên để thành lập Trung Tâm Nhi Khoa chuyên khám và chữa trị trẻ em không lấy tiền và Bà cũng được viện trợ thuốc men cho trẻ em Việt Nam suy dinh dưỡng nhất là acid folic và các lọai vitamin. Nhưng tiếc thay, số thuốc trên khi về Việt Nam đã không đến tay Bà mà tất cả được chuyển về Bắc. Bà xin chấm dứt viện trợ, nhưng lại được "yêu cầu" phải xin lại viện trợ vì…nhân dân (của Đảng!). Về tình trạng trẻ con suy dinh dưỡng, với tính cách thông tin, chúng tôi xin đưa ra đây báo cáo của Bà Anneke Maarse, chuyên gia tư vấn của UNICEF trong hội nghị ngày 1/12/03 tại Hà Nội :" Hiện Việt Nam có 5,1 triệu người khuyết tật chiếm 6,3% trên tổng số 81 triệu dân. Qua khảo sát tại 648 gia đình tại ba vùng Phú Thọ, Quảng Nam và Tp HCM cho thấy có tới 24% trẻ em tàn tật dạng vận động, 92,3% khuyết tật trí tuệ, và 19% khuyết tật thị giác lẫn ngôn ngữ. Trong số đó tỷ lệ trẻ em khuyết tật bẩm sinh chiếm tới 72%.
Vào năm 1989, Bà đã được ký giả Morley Safer, phóng viên của đài truyền hình CBS phỏng vấn. Những lời phỏng vấn đã được ghi lại trong cuốn sách của ông dưới tựa đề Flashbacks on Returning to Việt Nam do Random House, Inc. NY, 1990 xuất bản. Qua đó, một sự thật càng sáng tỏ là con của Bà, Huỳng Trung Sơn bị bịnh viêm màng não mà Bà không có thuốc để chữa trị khi còn ở trong bưng và đây cũng là một sự kiện đau buồn nhất trong đời Bà. Cũng trong cuốn sách vưà kể trên, Bà cũng đã tự thú là đã sai lầm ở một khoảng thời gian nào đó. Nhưng Bà không luyến tiếc vì Bà đã đạt được mục đích là làm cho những người ngoại quốc ra khỏi đất nước Việt Nam.
Sau cùng, chúng tôi xin liệt kê ra đây hai trong những nhận định bất hủ của BS DQH là : "Trong chiến tranh, chúng tôi sống gần nhân dân, sống trong lòng nhân dân. Ngày nay, khi quyền lực nằm an toàn trong tay rồi, đảng đã xem nhân dân như là một kẽ thù tiềm ẩn". Và khi nhận định về bức tường Bá Linh, Bà nói:" Đây là ngày tàn của một ảo tưởng vĩ đại".
BS DQH và Vụ kiện Da Cam
Theo nhiều nguồn dư luận hải ngoại, trước khi ký kết Thương ước Mỹ-Việt dưới nhiệm kỳ của Tổng thống Clinton, hai chính phủ đã đồng ý trong một cam kết riêng không phổ biến là Việt Nam sẽ không đưa vụ Chất độc màu Da cam để kiện Hoa Kỳ, và đối lại, Mỹ sẽ ký thương ước với Việt Nam và sẽ không phủ quyết để Việt Nam có thể gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong t ương lai.
Có lẽ vì "mật ước" Mỹ-Việt vừa nêu trên, nên Việt Nam cho thành lập Hội Nạn nhân chất Độc Da cam/Dioxin Việt Nam ngày 10/1/2004 ngay sau khi có quyết định chấp thuận của Bộ Nội vụ ngày 17/12/2003. Đây là một Hội dưới danh nghĩa thiện nguyện nhưng do Nhà Nước trợ cấp tài chính và kiểm soát. Ban chấp hành tạm thời của Hội lúc ban đầu gồm:
- Bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó chủ tịch nước làm Chủ tịch danh dự;
- Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp, nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị QĐND làm Chủ tịch;
- GS,BS Nguyễn Trọng Nhân, nguyên Bộ trưởng Y tế, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam làm Phó Chủ tịch;
- Ô Trần Văn Thụ làm Thư ký.
Trong buổi lễ ra mắt, Bà Bình đã khẳng định rõ ràng rằng: "Chính phủ Mỹ và các công ty sản xuất chất độc hoá học da cam phải thừa nhận trách nhiệm tinh thần, đạo đức và pháp lý. Những người phục vụ chính thể Việt NamCộng Hòa cũ ở miền Nam không được đưa vào danh sách trợ cấp". Theo một bản tin của Thông tấn xã Việt Nam thì đây là một tổ chức của những nạn nhân chất Da cam, cũng như các cá nhân, tập thể tự nguyện đóng góp để giúp các nạn nhân khắc phục hậu quả chất độc hoá học và là đại diện pháp lý của các nạn nhân Việt Nam trong các quan hệ với các tổ chức và cơ quan trong cũng như ngoài nước. Thế nhưng, trong danh sách nạn nhân chất da cam trong cả nước được Việt Nam ước tính trên 3 triệu mà chính phủ đã thiết lập năm 2003 để cung cấp tiền trợ cấp hàng tháng, những nạn nhân đã từng phục vụ cho VNCH trước đây thì không được đưa vào danh sách nầy (Được biết năm 2001, trong Hội nghị Quốc tế tại Hà Nội, số nạn nhân được Việt Nam nêu ra là 2 triệu!). Do đó có thể nói rằng, việc thành lập Hội chỉ có mục đích duy nhất là hỗ trợ cho việc kiện tụng mà thôi.
Vào ngày 30/1/2004, Hội đã nộp đơn kiện 37 công ty hóa chất ở Hoa Kỳ tại tòa án liên bang Brooklyn, New York do luật sư đại diện cho phía Việt Nam là Constantine P. Kokkoris. (Được biết LS Kokkoris là một người Mỹ gốc Nga, đã từng phục vụ cho tòa Đại sứ Việt ở Nga Sô và có vợ là người Việt Nam họ Bùi). Hồ sơ thụ lý gồm 49 trang trong đó có 240 điều khoảng. Danh sách nguyên đơn liệt kê như sau:
- Hội Nạn nhân Chất Da cam/Dioxin Việt Nam;
- Bà Phan Thị Phi Phi, giáo sư Đại học Hà Nội;
- Ông Nguyễn Văn Quý, cựu chiến binh tham chiến ở miền Nam trước 1975, cùng với hai người con là Nguyễn Quang Trung (1988) và Nguyễn Thị Thu Nga (1989);
- Bà Dương Quỳnh Hoa, Bác sĩ, nguyên Bộ trưởng Y tế Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam, và con là Huỳnh Trung Sơn; và
- Những người cùng cảnh ngộ.
Đây là một vụ kiện tập thể (class action) và yêu cầu được xét xử có bồi thẩm đoàn. Các đương đơn tố các công ty Hoa Kỳ đã vi phạm luật pháp quốc tế và tội ác chiến tranh, vi phạm luật an toàn sản phẩm, cẩu thả và cố ý đả thương, âm mưu phạm pháp, quấy nhiễu nơi công cộng và làm giàu bất chánh để (1) đòi bồi thường bằng tiền do thương tật cá nhân, tử vong, và dị thai và (2) yêu cầu tòa bắt buộc làm giảm ô nhiễm môi trường, và (3) để hoàn trả lại lợi nhuận mà các công ty đã kiếm được qua việc sản xuất thuốc khai quang.
Không có một bằng chứng nào được đính kèm theo để biện hộ cho các cáo buộc, mà chỉ dựa vào tin tức và niềm tin (nguyên văn là upon information and belief). Tuy nhiên, đơn kiện có nêu đích danh một số nghiên cứu mới nhất về dioxin của Viện Y khoa thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ, công ty cố vấn Hatfield Consultants của Canada, Bác sĩ Arnold Schecter của trường Y tế Công cộng Houston thuộc trường Đại học Texas, và Tiến sĩ Jeanne Mager Stellman của trường Đại học Columbia, New York.
Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến trường hợp của BS Dương Quỳnh Hoa cũng như quá trình hoạt động của Bà từ những năm 50 cho đến hiện tại. Tên Bà nằm trong danh sách nguyên đơn cũng là một nghi vấn cần phải nghiên cứu cặn kẽ.
Theo nội dung của hồ sơ kiện tụng, từ năm 1964 trở đi, Bà thường xuyên đi đến thành phố Biên Hòa và Sông Bé (?) là những nơi đã bị phun xịt thuốc khai quang nặng nề. Từ năm 1968 đến 1976, nguyên đơn BS Hoa là Tổng trưởng Y tế của Chính phủ Lâm thời Cộng hòa miền Nam và ngụ tại Tây Ninh. Trong thời gian nầy Bà phải che phủ trên đầu bằng bao nylon và đã đi ngang qua một thùng chứa thuốc khai quang mà máy bay Mỹ đã đánh rơi. (Cũng xin nói ở đây là chất da cam được chứa trong những thùng phuy 200L và có sơn màu da cam. Chất nầy được pha trộn với nước hay dầu theo tỷ lệ 1/20 hay hơn nữa và được bơm vào bồn chứa cố định trên máy bay trước khi được phun xịt. Như vậy làm gì có cảnh thùng phuy rơi rớt!?).
Năm 1970, Bà hạ sinh đứa con trai tên Huỳnh Trung Sơn (cũng có tên trong đơn kiện như một nguyên đơn, tuy đã mất) bị phát triển không bình thường và hay bị chứng co giật cơ thể. Sơn chết vào lúc 8 tháng tuổi
Trong thời gian chấm dứt chiến tranh, BS Hoa bắt đần bị chứng ngứa ngáy ngoài da. Năm 1971, Bà có mang và bị sẩy thai sau 8 tuần le.ã Năm 1972, Bà lại bị sẩy thai một lần nữa, lúc 6 tuần mang thai. Năm 1985, BS Hoa đã được chẩn bịnh tiểu đường. Và sau cùng năm 1998 Bà bị ung thư vú và đã được giải phẩu. Năm 1999, Bà được thử nghiệm máu và BS Schecter (Hoa Kỳ) cho biết là lượng Dioxin trong máu của Bà có nồng độ là 20 ppt (phần ức).
Và sau cùng, kết luận trong hồ sơ kiện tụng là: Bà BS Hoa và con là nạn nhân của chất độc Da cam.
Qua những sự kiện trên chúng ta thấy có nhiều điều nghịch lý và mâu thuẫn về sự hiện diện của tên Bà trong vụ kiện ở Brooklyn?
Để tìm giải đáp cho những điều nghịch lý trên, chúng tôi xin trích dẫn những phát biểu của Bà trong một cuộc tiếp xúc thân hữu tại Paris trung tuần tháng 5/2004. Theo lời Bà (từ miệng Bà nói, lời của một người bạn tên VNT có mặt trong buổi tiếp xúc trên) thì "người ta đã đặt tôi vào một sự đã rồi (fait accompli).
Tên tôi đã được ghi vào hồ sơ kiện không có sự đồng ý của tôi cũng như hoàn toàn không thông báo cho tôi biết. Người ta chỉ đến mời tôi hợp tác khi có một ký giả người Uùc thấy tên tôi trong vụ kiện yêu cầu được phỏng vấn tôi. Tôi chấp nhận cuộc gặp gỡ với một điều kiện duy nhất là tôi có quyền nói sự thật, nghĩa là tôi không là người khởi xướng vụ kiện cũng như không có ý muốn kiện Hoa Kỳ trong vấn đề chất độc da cam." Dĩ nhiên cuộc gặp gỡ giữa Bà Hoa và phóng viên người Uùc không bao giờ xảy ra.
Bà còn thêm rằng:" Trong thời gian mà tất cả mọi người nhất là đảng CS bị ám ảnh về việc nhiễm độc dioxin, tôi cũng đã nhờ một BS Hoa Kỳ khám nghiệm (khoảng 1971) tại Pháp và kết quả cho thấy là lượng dioxin trong máu của tôi dưới mức trung bình (2ppt)."
Đến đây, chúng ta có thể hình dung được kết quả của vụ kiện.Và ngày 10 tháng 3 năm 2005, Ông chánh án Jack Weinstein đã tuyên bố hủy bõ hoàn toàn vụ kiện tại tòa án Brooklyn, New York.
Bài học được rút ra từ cái chết của BS DQH
Từ những tin tức về đời sống qua nhiều giai đoạn của Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, hôm nay Bà đã đi trọn quảng đường của cuộc đời Bà. Những bước đầu đời của Bà bắt đầu với bầu nhiệt huyết của tuổi thanh niên, lý tưởng phục vụ cho tổ quốc trong sáng. Nhưng chính vì sự trong sáng đó Bà đã không phân biệt và bị mê hoặc bởi những lý thuyết không tưởng của hệ thống cộng sản thế giới. Do đó Bà đã bị lôi cuốn vào cơn gió lốc của cuộc chiến VN. Và Bà đã đứng về phía người Cộng sản.
Khi đã nhận diện được chân tướng của họ, Bà bị vỡ mộng và có phản ứng ngược lại. Nhưng vì thế cô, Bà không thể nào đi ngược lại hay "cải sửa" chế độ. Rất may cho Bà là Bà chưa bị chế độ nghiền nát. Không phải vì họ sợ hay thương tình một người đã từng đóng góp cho chế độ (trong xã hội CS, loại tình cảm tiểu tư sản như thế không thể nào hiện hữu được), nhưng chính vì họ nghĩ còn có thể lợi dụng được Bà trong những mặc cả kinh tế – chính trị giữa các đối cực như Pháp và Hoa Kỳ, trong đó họ chiếm vị thế ngư ông đắc lợi. Vì vậy, họ không triệt tiêu Bà.
Hôm nay, chúng ta có thể tiếc cho Bà, một người Việt Nam có tấm lòng yêu nước nhưng không đặt đúng chỗ và đúng thời điểm; do đó, khi đã phản tỉnh lại bị chế độ đối xử tệ bạc. Tuy nhiên, với một cái chết trong im lặng, không kèn không trống, không một thông tin trên truyền thông về một người đã từng có công đóng góp một phần cho sự thành tựu của chế độ như Bà đã khiến cho chúng ta phải suy nghĩ, suy nghĩ về tính vô cảm của người cộng sản, cũng như suy nghĩ về tính chuyên chính vô sản của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Đối với chế độ hiện hành, sẽ không bao giờ có được sự đối thoại bình đẳng, trong đó tinh thần tôn trọng dân chủ dứt khoát không hề hiện hữu như các sinh hoạt chính trị của những quốc gia tôn trọng nhân quyền trên thế giới. Vì vậy, với cơ chế trên, hệ thống XHCN sẽ không bao giờ biết lắng nghe những tiếng nói "đóng góp" đích thực cho công cuộc xây dựng Đất và Nước cả.
Bài học DQH là một bài học lớn cho những ai còn hy vọng rằng cơ hội ngày hôm nay đã đến cho những người còn tâm huyết ở hải ngoại ngõ hầu mang hết khả năng và kỹ năng về xây dựng quê hương. Hãy hình dung một đóng góp nhỏ nhặt như việc cung cấp những thông tin về nguồn nước ở các sông ngòi ở Việt Nam đã bị kết án là vi phạm "bí mật quốc gia" theo Quyết định của Thủ tướng Việt Nam số 212/203/QĐ-TTg ký ngày 21/10/2003. Như vậy, dù là "cùng là máu đỏ Việt Nam" nhưng phải là máu đã "cưu mang" một chủ thuyết ngoại lai mới có thể được xem là chính danh để xây dựng quê hương Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Chúng ta, những người Việt trong và ngòai nước, còn nặng lòng với đất nước, tưởng cũng cần suy gẫm trường hợp Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa ngõ hầu phục vụ tổ quốc và d dân tộc trong sự thức tỉnh, đừng để bị mê hoặc bởi chủ thuyết cưỡng quyền.
Tổ quốc là đất nước chung - Dân tộc là tất cả thành tố cần phải được bảo vệ và thừa hưởng phúc họa bình đẳng với nhau. Rất tiếc điều này không xảy ra cho Việt Nam hiện tại
Ghi chú: Ngày 03/3/2006, trên báo SGGP, GS Trần Bửu Kiếm, nguyên ủy viên Ban Quân y miền Nam, một người bạn chiến đấu của Bà trong MTDTGPMN, có viết một bài ngắn để kỷ niệm về BS DQH. Chỉ một bài duy nhứt từ đó đến nay.
Mong tất cả trí thức Việt Nam, đặc biệt là trí thức miền Nam học và thấm thía bài học nầy qua trường hợp của BS Dương Quỳnh Hoa.
 Mai Thanh Truyết