Thứ Hai, 31 tháng 5, 2010

Đoán vận Nước

Thích Thiện Minh
Mấy mươi năm trong chốn lao tù, cho đến nay khi ra khỏi nhà giam. Tôi tâm đắc nhất đó là một ít hành trang nho nhỏ về lĩnh vực tâm linh mà lúc nào tôi cũng trân quý xem như là một món bửu bối thiên thư khi nghĩ về đất nước... Nhờ từ ấu thơ bản thân tôi có hạnh duyên nắm bắt một vài quy luật biến dịch của vũ trụ liên quan đến mệnh đồ thế giới và vận nước VN. Tôi biết được đã trên 40 năm qua, đó là một bài thi Sấm ký ngắn tôi học thuộc nằm lòng hồi còn bé do cha tôi tức Ông Huỳnh Văn Cầm truyền lại, mặc dầu nhiều sự kiện xảy ra của thế giới và đất nước VN đều do con người gây nên, nhưng những móc thời gian xảy ra ấy lại trùng hợp tương tục một cách lạ thường đều diễn ra vào các năm Tý Ngọ Mẹo và Dậu, tôi nhận xét dường như có một bàn tay vô hình nào đã định sẵn. Tôi xin liệt nêu khái lược sau đây, mong quý bậc cao minh vui lòng góp ý bổ sung thêm cho những lời chỉ giáo.

Trước nhất, cha mẹ tôi người gốc Ðạo Cao Ðài, quê ở Bạc Liêu, vào năm 1956 (Bính Thân) lúc ấy tôi chỉ được 1 tuổi thôi, cha mẹ tôi lưu lạc sang đất nước Chùa Tháp nhân chuyến đưa Ðức Hộ Pháp Phạm Công Tắc Giáo Chủ Ðạo Cao Ðài sang lánh nạn tại CamPuchia, thời gian được 3 năm Ðức Phạm Công Tắc quy thiên tại CamPuchia vào ngày mùng 10 tháng 04 năm 1959, (nhằm tuần lễ Phật Ðản mùng 8 đến ngày rằm tháng tư năm kỷ Hợi), vài năm sau, Cha Mẹ tôi lần lượt về VN, tạm làm ăn sinh sống tại tỉnh Trà Vinh tức tỉnh Vĩnh Bình, cha tôi có mang theo những di huấn và huyền cơ do Ðức Ngài truyền dạy, khi tôi lên 12 tuổi cha tôi bảo tôi học thuộc lòng. Cho dù, khi lớn lên tôi xuất gia theo Ðạo Phật, nhưng những lời dạy của cha tôi, lúc bé tôi vẫn còn ghi nhớ. Ðặc biệt, những lời lưu truyền có nhiều điểm rất chính xác với những sự kiện xảy ra của thế giới và các mốc lịch sử của VN, kể cả liên quan đến những nhà lãnh đạo có tên tuổi gắn liền với lịch sử vui buồn, thăng trầm, thịnh suy(tốt-xấu) của dân tộc.

Nay tôi xin tường thuật lại 1 bài thi ngắn như sau để quý hiền giả, các bậc sĩ phu, những nhà nghiên cứu sử liệu, quý đồng bào VN trong ngoài nước nghiền ngẫm về cuộc đời và vận nước, với bài thi ngắn khoảng trên 30 câu như sau:

Sự biến thiên thăng trầm của tổ quốc!

Theo chu kỳ quy ước định phân

Xưa Xuân Thu nay lại Thu Xuân?

Và Quy luật bất luân chữ Cửu?

Tý,Ngọ,Mẹo,Dậu là tháng năm trong lịch sử?

Còn ngày giờ thứ tự đúng kỳ tam

Lập cửu trùng cảnh Nghiêu Thuấn trời nam

Dân hạnh phúc muôn năm an hưởng

Theo Nga Mỹ, nào quan to Tá Tướng

Nào lầu đài, nào phủ trướng vinh sang

Kẻ vong thân, người danh phận lỡ làng

Kẻ lao ngục,người lên đàng biệt xứ

Sống tha phương trở thành người lữ thứ

Xa gia đình kẻ cự phú cũng trắng tay

Bỏ tiền tài hạnh phúc rẻ chia hai

Bao sự nghiệp lầu đài ôi tiếc mến

Thuở sinh tiền ta thường khuyên Hội thánh

Phải gìn tâm nơi tịnh cảnh tu hành

Ðừng theo Mỹ Diệm để hưởng chút lợi danh

Sau phải chịu cam đành buồn tủi

Khi Cộng sản đúng thời đúng buổi

Chiếm Nam Quan cho đến mũi Cà Mau

Lúc bấy giờ Hội Thánh phải nói sao?

Khi đã lở lâm vào trong thế khó

Khi Cộng Sản chiếm quyền hành trong lúc đó

Biết bao nhà tôn giáo phải suy vi

Cấp lãnh đạo và các phẩm chỉ huy

Ðứng không vững cho nên vấp ngã

Làm tên tuổi lợi danh tiêu mất cả

Cộng ngày sau sẽ tan rả không còn

Khi dân tình khôi phục lại nước non

Khuyên tín hữu lòng son cố tránh./

Lúc ấy tôi nhờ cha tôi giải thích các câu hỏi?
1/Tại sao xưa Xuân Thu nay lại Thu Xuân là thế nào?

2/Tý,Ngọ, Mẹo, Dậu sao gọi là những tháng năm trong lịch sử?

3/Quy luật chữ Cửu là sao?

4/ Còn ngày giờ thứ tự đúng kỳ tam xin giải thích?



Cha tôi trả lời:

1/-Ngày xưa bên Trung quốc có Phong kiếm Xuân Thu và Xuân Thu oanh liệt,tức mùa Xuân và mùa Thu, còn Việt Nam thì ngược lại sẽ có những sự kiện trọng đại liên quan đến 2 mùa Thu và Xuân, dần dần tôi tìm ra như:

-Ký 2 Hiệp Ðịnh:

Thứ nhất ký Hiệp Ðịnh Giơ-ne vào ngày 20/07/1954, tháng 7 tức vào mùaThu

Thứ hai ký Hiệp định Paris vào ngày 27/01/1973, tháng giêng là vào mùa Xuân

2/-Còn Tý Ngọ Mẹo Dậu là những biến cố lớn của thế giới trong đó có liên quan đến VN đều xảy ra vào các năm Tý Ngọ Mẹo Dậu, chẳng hạn như:

-Ðệ Nhứt thế chiến xảy ra năm 1911-1918, năm 1918 là năm (Mậu Ngọ)

-Ðệ Nhị thế chiến xảy ra năm 1939-1945, năm 1939(kỷ mẹo) và năm 1945 là năm (Ất Dậu)

-Ðảng CS Liên Xô thành lập tháng1 năm 1912(Nhâm Tý) sụp năm 1989-1990 (Canh Ngọ) sau nầy tái thành lập vào ngày 14/2/1993 (Quý Dậu)), -----Ðảng CS Trung Quốc thành lập 1/07/1921(Tân Dậu)

- Ðảng CSVN thành lập, ngày 03/02/1930(Canh Ngọ),

-Thành lập nước VNDCCH, ngày 2/9/ 1945( Ất Dậu)

-Chiến thắng Ðiện Biên Phủ, ngày 7/5/1954 (Giáp Ngọ),

- Ký Hiệp Ðịnh Giơ-Neo- ngày 20/07/54, (Giáp Ngọ)

-Kể cả các nhà lãnh tụ có liên hệ trực tiếp đến lịch sử cũng chết vào những năm Tý, Ngọ, Mẹo và Dậu điển hình như:

-Cụ Ngô Ðình Diệm chết năm 1963 (Quý Mẹo)

-Cụ Hồ Chí Minh qua đời 1969 (Kỷ Dậu).

(Xin lỗi...mong được miễn thứ vì trên tư cách nhà tu hành tôi gọi các vị cao niên bằng Cụ)

Ðặc biệt, nên chú ý ngày Quốc Khánh, 02/09/45 (Ất Dậu) thì Cụ Hồ mất trùng ngày Quốc Khánh 02/09/1969 (Kỷ Dậu) chết cùng ngày, cùng tháng và cùng năm Dậu.

Ðiển hình thêm ngày 20/12/1960, (Canh Tý) thành lập Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền thì Ông Chủ tịch MT. Nguyễn Hữu Thọ chết ngày 24 tháng 12 năm1996 (Bính Tý) tức chết trùng tháng và trùng năm, cách nhau chỉ có 4 hôm so với ngày thành lập MTDTGPMN.

-Ông Lê Duẫn, một nhân vật dưới một người trên vạn người chết ngày 10/07/1996 (Bính Tý)

--Ông Võ Văn Kiệt chết năm 2008 (tức năm Mậu Tý)

- Chiếm Miền Nam 30/04/75 (Ất Mẹo)

Nhìn lại lịch sử VN thời cận đại, kể từ đêm 22 qua 23/4/1885 (Ất Dậu), Pháp chính thức chiếm Hoàng Thành, kinh Ðô Huế. Rồi lại 60 năm sau đến 9/3/45(Ất Dậu) Pháp bị Nhật đảo chính.

Xét ra, Pháp thắng vào năm Ất Dậu và thua cũng năm Ất Dậu. Thậm chí Nhật đảo chính Pháp năm Dậu rồi lại đầu hàng đồng Minh vào ngày 19/08/45 cũng năm Ất Dậu.

3/- Quy luật bất luân chữ Cửu:

- Hiệp Ðịnh Giơ-Neo ngày 20/07/54, ta thấy 20+7= con số 9 và năm 1954, 54 cũng là con số 9.

-Hiệp Ðịnh Paris, ngày 27/01/73, ta thấy 27= con số 9, ngoài ra, 27/01/73 tức 24 tháng Chạp âm lịch, năm Nhâm Tý, cũng là năm Tý.



Ðổi tên thành nước CHXHCNVN ngày 02/07/1976, số 02+07=số 9 và Hiệp ước Sơ Bộ 6/3/46 thì 6+3= số 9. Nhật đảo chính Pháp 9/3/45, cũng là con số 9(số cửu)

Ngoài ra, những sự kiện gần đây như:

-Bình thường hóa quan hệ Việt Mỹ ngày 11/7/1995 thì 11+7=số 9

-Việt Nam gia nhập Tổ chức Mậu Dịch Thế giới WTO vào ngày 7/11/2006 thì 7+11= số 9

- VN trở thành thành viên không thường trực LHQ ngày 16/10/2007 năm 2007= tức số 9,

4/-Ngày giờ thứ tự đúng kỳ tam?

Theo cha tôi là VN sẽ ký 3 lần có tính cách quyết định lớn cho vận mệnh đất nước....tất cả đều ký vào mùa Thu hoặc Xuân và con số Cửu.

Tôi chỉ đoán có thể là đã ký 2 Hiệp Ðịnh, Giơ-Neo vào ngày 20/7/54 và Paris ngày 27/01/73.... còn ký lần 3 không lẽ bình thường hóa quan hệ Việt Mỹ vào ngày 11/7/95, tức 11+7 là con số Cửu và vào mùa Thu chăng? Về việc ký kết quan hệ bình thường hóa giữa 2 nước lại mang tính quyết định lớn cho vận mệnh VN hay chăng? Ðiều nầy cần phải chờ đợi tương lai xem VN có ký kết một Hiệp định nào quan yếu nữa không về những việc liên quan đến tổ quốc?

Xin chú ý:

-Từ năm thành lập Ðảng 3/2/1930 đến ngày 30/04/1975, ( 1975-1930=45) được 45 năm cũng là con số 9

- Từ năm 1975(Ất Mẹo) đến năm 2011(Tân mẹo) (2011-1975=36) được 36 năm cũng là con số 9 hoặc

-Tính từ khi thành lập Ðảng CS năm 1930 đến 2011 đúng 81 năm cũng là con số 9...

Ta hãy chờ xem số Cửu nào hay một trong các năm Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu nào ở tương lai sẽ quyết định về số phận của chế độ CSVN.

Có 2 điều cần bàn:

-Một là chiến thắng vào năm 1975(Ất Mẹo) sẽ gặp năm 2011(Tân Mẹo) thời gian đúng 36 năm, tức Mẹo gặp lại Mẹo phối hợp với số Cửu quyết định sự suy vong.

-Hai là Ðảng CSVN thành lập năm 1930 (Canh Ngọ) cho đến 2014 (Giáp Ngọ) tức Ngọ gặp lại Ngọ, được 84 năm, sẽ hết hạn kỳ và tàn lụi vào năm nầy.



Người xưa thường nói Dân có Tuần, Nước có Vận. Họa nạn quê hương bởi vì Vận nước còn mịt mờ... còn sự biến dịch của luật tuần hoàn vũ trụ hễ Âm thịnh thì Dương suy, tiểu nhân đắc chí thì quân tử phải khốn cùng... và mỗi khi Âm thịnh đến cực điểm của thái âm thì sẽ rút lui nhường chỗ trả lại cho Dương đó là theo cơ cấu "Phản Phục" căn cứ lý của Dịch. Ðây là quy luật tự nhiên "Âm cực Dương hồi", mỗivật đi đến cực độ phải biến, biến trở về cái đối đích đó là quan niệm trong trời đất và Dương đến cực điểm của thái dương thì cũng sẽ nhường lại cho âm thế thôi! Hễ khí âm cực thịnh thì khí dương tái lai, quy luật xưa nay, luân lưu thịnh suy bỉ thái và ngược lại khi dương đến cực thịnh thì cũng thế, phải trả lại cho Âm.

Hiện nay, nhiều dấu hiệu cho thấy Âm đã và đang suy thóai trầm trọng, càng ngày càng xuống dốc thật sự, rất khó cứu vãn.... và ắt sẽ chuẩn bị trả lại cho Dương.

Như trên tôi đã phân tích, từ đây cho đến 2011 năm Tân Mẹo hoặc tối đa 2014 tức năm Giáp Ngọ, định mệnh đất nước VN sẽ có chuyển biến lớn theo quy luật tự nhiên như đã trình bày trên không? Chúng ta bình tĩnh chờ xem vận nước đến hồi kết cục.

Nói tóm lại: những năm Tý, Ngọ, Mẹo và Dậu là tháng năm chu kỳ của lịch sử VN có liên quan đến tình hình thế giới, mà Ðảng CSVN thành lập ngày 3/2/1930(năm Canh Ngọ) và chắc chắn sẽ cáo chung vào những năm Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu mà thôi. Hãy nhìn lại các triều đại lịch sử VN, thời lý hưng thịnh nhất từ Lý Thái Tổ đến Lý Huệ Tôn. Vua Lý Huệ Tôn không có Hoàng Tử, chỉ sinh ra công chúa Phật Kim tức Lý Chiêu Hoàng,vua cha truyền ngôi cho công chúa, rồi xuất gia đi tu tại chùa Chơn giáo tự xưng là Huệ Quang Ðại Sư.

Do mưu thần của Thái Sư Trần Thủ Ðộ se duyên mai mối ép gả công chúa (Nữ Hoàng) cho Trần Cảnh, và sau đó bắt buộc Nữ Hoàng phải nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, tức Trần Thái Tôn, thế là chấm dứt nhà Lý.

Ðời Lý kể từ năm 1010 đến 1225, trải qua 8 đời vua, trị vì 215 năm, đây là triều đại hưng thịnh lâu nhất trong lịch sử VN chứ chưa có triều đại nào kéo dài muôn năm, như người ta thường chúc tụng, tung hô vạn tuế hoặc có thời đại còn bắt buộc nhân dân phải ca ngợi về mình quả thật chỉ là mộng tưởng. Qua bài thơ trên cha tôi còn nhắc nhỡ một câu nói đi kèm như sau:

"Ðức lập quyền thì dân mới đặng chu toàn, còn quyền xua đức dân tan khốn khổ, lấy chí thánh dìu người giác ngộ, dụng bạo tàn không đem nỗi an bang, chỉ đưa dân chúng đi đến chỗ lầm than và đem đến con đường tận diệt, dụng 4 chữ minh, cang, liêm, khiết dầu đời hay đạo trăm việc cũng thành"

Chúng ta hãy nghiền ngẫm và chiêm nghiệm câu trên cũng như chờ xem những gì sẽ xảy ra cho vận nước vào những năm Tý, Ngọ, Mẹo và dậu ở tương lai.

Tôi xin bưng hồng chung gióng lên một tiếng lưu bố khắp gần xa... mang thông điệp đem hỷ tín đến cho mọi người có lòng khoắc khoải mong chờ vận nước đổi thay, hay ước mơ quê hương có một ngày rực sáng. Mỗi khi đã biết sự biến dịch có quy luật cơ bản tự nhiên thì mọi diễn biến của vận nước không thể đến sớm hơn hay muộn hơn so với khát vọng mong chờ của lòng người, vì thế mọi người không nên thất vọng hay sờn lòng nản chí. Có điều quan trọng là:

"Thiên thời, địa lợi đôi đều sẵn

Chỉ thiếu hòa nhân để hợp quần"

Có lẽ: Non nước đang dật dờ chờ tạo khách bởi vì thiếu hòa nhân nên còn phải thêm thời gian nữa mới đúng thiên cơ chăng?

Nhân mùa Phật Ðản lần thứ 2553, Nguyện cầu hồn thiêng sông núi, u hiển oai linh mong sao những nhà lãnh đạo Ðảng CSCN, những người cầm cân nẩy mực đang bị trí rối chướng sâu, tập khí nặng nề, kém đức kém tu, sớm gội nhuần ơn pháp nhũ của chư Phật để căn lành tăng trưởng, nhanh chóng phản thân tu đức, đoạn nghiệp mê lầm, tin sâu nhân quả, cấp thiết tỉnh thức quay hồi, triệt hủy tà niệm, lấy đức hiếu sinh mà thương dân, lấy lòng nhân mà đối đãi, cách cố đỉnh tân, tận tâm tận lực đổi mới để đem đến cho quê hương VN một xã hội thực sự dân chủ, tự do, công bằng, nhân ái, dân phú quốc cường và dân an quốc thái.

Cuối cùng tôi chân thành gửi đến quý vị thúc giả, quý đồng bào, đồng hương VN, quý tôn giáo bạn, quý phật tử xa gần trong ngoài nước nhân mùa Phật Ðản lời chúc cầu được an vui lợi lạc./.
30/04/2009

Ông Đạo Nhỏ

Viết theo lời kể của Thiếu Tướng Nguyễn văn Chức

Năm 1968 sau trận Tết Mậu Thân, vị Tư lịnh Quân đoàn IV bấy giờ là Thiếu Tướng Nguyễn viết Thanh có rước một ông Đạo từ trên Hồng Ngự xuống. Ông Đạo nầy lúc đó chỉ 8 tuổi nên được gọi là Ông Đạo Nhỏ. Ông là con của ông Trần kim Qui, Hiệu trưởng một trường học ở quận Hồng Ngự, người theo đạo Phật Giáo Hòa Hảo.....

Buổi chiều nọ, khi tới dự bữa cơm tối tại tư dinh Thiếu Tướng Tư lịnh Quân Đoàn IV tôi thấy ngồi ở đầu bàn là một người còn nhỏ tuổi, quanh đó có mặt các ông Đai tá và Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh Tư lịnh phó lãnh thổ của Quân đoàn. Trong chín ông Đại tá có cả Đại tá Nguyễn văn Ánh là Tư lịnh Sư Đoàn 4 Không Quân (ông nầy sau đó lên Thiếu Tướng và bị tử nạn máy bay). Khi mọi nguời vào bàn ăn thì được ông Tư lịnh Quân đoàn giới thiệu :“Đây là Ông Đạo Nhỏ ở Hồng Ngự được mời tới đây để ăn cơm với chúng ta”. Tiếp theo, ông giới thiệu từng thực khách với Ông Đạo Nhỏ một cách hết sức trân trọng. Chỉ với người khoảng 8 tuổi mà tôi thấy Tướng Nguyễn Viết Thanh đối xử trang trọng lắm. Mọi người đều dùng cơm chay vì Ông Đạo Nhỏ không ăn mặn. Sau khi cơm nước xong xuôi, mỗi người được phân phát một tờ giấy và một cây viết chì. Tướng Thanh nói rằng :“Ông Đạo Nhỏ biết rất rành quá khứ vị lai (tức chuyện về trước, chuyện về sau) nhưng vì không nói chuyện được nên chỉ trao đổi bằng giấy viết”. Vậy là mỗi người viết câu hỏi mà mình muốn hỏi lên tờ giấy rồi chuyền tay đưa tới Ông Đạo Nhỏ. Đầu tiên là ông Tư lịnh Quân Đoàn Nguyễn Viết Thanh viết một câu hỏi đưa qua, Ông Đạo Nhỏ cầm viết, viết rào rào (nghiã là viết rất nhanh) bằng chữ Quốc Ngữ, xong rồi đưa lại cho ông Thanh. Ông Thanh coi xong bèn úp tờ giấy xuống mặt bàn. Sau đó là tới lượt ông Chuẩn tướng Nguyễn hữu Hạnh vì ông và ông Thanh ngồi hai bên Ông Đạo Nhỏ …Ông Đạo Nhỏ viết câu trả lời toàn bằng thơ, tôi ngồi gần nên liếc thấy hầu hết là thơ ngụ ngôn (mỗi câu năm chữ) sau ông Đai tá Ánh, Tư lịnh Sư đoàn 4 KQ là các ông Đại tá khác trong đó có Đại tá Huỳnh văn Lạc Tham mưu trưởng (sau nầy cũng lên Tướng và đang sống ở Sacramento, CA.). Tôi nhường hết cho mọi người chờ đến lượt cuối cùng, tôi viết trong giấy là :“Xin Ông Đạo Nhỏ cho biết tương lai vận mệnh của tôi trong cuộc chiến tranh nầy ?” Tôi đưa cho ông Thanh, ông Thanh coi qua một chút rồi chuyển cho Ông Đạo Nhỏ. Ông Đạo Nhỏ viết xuống mấy chữ chuyền tới lui thì ra ông viết rằng “đưa về nhà rồi sẽ cho sau”; ông không cho liền trong khi mấy ông kia thì trả lời ngay.

Sau đó, Ông Đạo Nhỏ tỏ ý muốn đi ra đằng sau chơi, ông Tướng đích thân dẫn Ông Đạo Nhỏ ra phía sau hàng ba để Ông đi lại nơi cái bàn có cái ghế và ngồi chơi một mình. Số người còn lại trong nầy chuyền tay nhau những tờ giấy có câu trả lời của Ông Đạo Nhỏ, không ai dấu diếm. Tôi đọc bài thơ của ông Thanh thì câu cuối cùng mà Ông Đạo Nhỏ viết là “Tu mau đi kẻo muộn !”. Còn bài thơ của ông Đại tá Ánh, của ông Đại tá Trưởng phòng Nhì cũng viết là “Tu mau đi kẻ muộn !” (cả ba ông đều có một câu kết như nhau). Riêng của ông Hạnh thì Ông Đạo Nhỏ cho một bài thơ Đường luật gồm 8 câu 7 chữ, câu cuối cùng là “Thân bại danh liệt tướng miền Tây” tôi chỉ nhớ câu chót thôi không thể nhớ hết nguyên bài. Mấy người còn lại trong đó có một ông Đại tá người Huế làm bên Tiếp vận Vùng 4 cũng được một bài thơ nhưng bình thường thôi, không có gì đặc biệt. Sau khi bàn luận qua lại một hồi rồi giải tán. Thiếu tướng Thanh nói với tôi là Ông Đạo Nhỏ muốn về nhà của tôi và sau đó nhờ tôi đưa Ông Đạo Nhỏ về Hồng Ngự. (vì tôi có một chiếc trực thăng riêng muốn sử dụng lúc nào cũng được). Tôi chở Ông Đạo Nhỏ về nhà rồi kêu chú lính trực đem một cái ghế bố với đầy đủ mùng mền cho ông nghỉ ngơi ngay tại phòng khách (ban tối, chú lính mở ghế bố ra rồi đến sáng thì thu dọn lại sạch sẽ).

Khi tôi xuống Cần Thơ làm việc, vợ tôi giao cho tôi đứa con gái lớn đang học lớp Bảy nên phải xin chuyển trường cùng với ba đứa con trai nhỏ nhứt (còn mấy đứa lớn đang học ở Saigon) gồm đứa 7 tuổi, 6 tuổi và 5 tuổi. Mỗi ngày, đứa con 7 và 6 tuổi thì đi học còn đứa 5 tuổi vẫn còn ở nhà chơi với Ông Đạo Nhỏ nhưng Ông nầy lại không thích chơi giởn. Sáng dậy, tôi và Ông Đạo điểm tâm bằng cháo trắng, trong khi tôi ăn với đường hay thịt cá thì Ông ăn ba chén đàng hoàng nhưng với muối. Đặc biệt là dù trời lạnh hay nóng Ông cũng đều thích ra ngồi phiá sau nhà, nơi nầy tôi có che một cây dù nhà binh, ông huớng mắt về phía Nghiã trang Quân Đội ngồi yên, không nói gì cả cho tới trưa khi tôi đi làm về thì vào ăn cơm chay với tôi. Sau bữa ăn cơm tối, tôi viết mấy câu nhắc lại câu hỏi của tôi lúc trước thì Ông trả lời là “hãy đợi đến ngày Rằm” tức là khoảng 7, 8 bữa nữa. Trong thời gian lưu ngụ đó, nhiều khi con tôi đi học về đến nắm tay, nắm chân kéo ra ngoài chơi giỡn nhưng Ông cứ ngồi im thin thít không nói, không rằng và không thích vui đùa như mấy đứa con nít cùng trang lứa.
      Đến ngày Rằm, tôi cho mấy đứa con đi ngủ sớm, đóng cửa phòng không cho ra ngoài, rồi chuẩn bị vào phòng khách để đàm đạo với Ông Đạo. Ông Đao viết lên giấy biểu tôi đốt hai cây đèn cầy đỏ thật lớn để trên hai cái chân đồng và tắt hết đèn điện. Sau đó, Ông biểu tôi lấy ra một tập giấy học trò 200 trương và một cây viết nguyên tử. Ông bắt đầu viết lên tờ giấy :“Ông cứ đặt câu hỏi và viết lên đây mỗi trang giấy là một câu hỏi !” Còn nhớ, khi Ông cho mấy ông Tướng Tá kia thì mỗi người chỉ được một bài thơ còn riêng tôi thì cả một cuốn tập 200 trương. Đại ý những điều Ông viết về vận mệnh cho tôi như thế nầy là :“Khi tôi về già, cái mệnh của tôi cũng như Ông Khương Thượng (tức KhươngTử Nha) đời nhà Châu giúp vua Châu diệt nhà Thương (hoàn toàn được viết bằng những bài thơ).Về già, tôi sẽ đảm nhận vai trò giống như ông Khương Tử Nha ngồi câu trên sông Vị thủy chờ Châu văn Vương tới rước làm Đại tướng quân cầm quân đánh vua Trụ chớ không phải như lúc còn trẻ”. Ông còn viết thêm là “ông có quyền hỏi tất cả những gì mà ông muốn biết”. Thế là, tôi lật trang kế tiếp, tôi hỏi về chuyện quốc gia, đến khi hết chuyện quốc gia là đã lên tới 100 trương rồi nhưng ông cứ cho hỏi hoài từ 7 giờ tối tới 12 giờ khuya. Tôi hỏi đâu, ông cho đó …đặc biệt, tất cả đều trả lời bằng một bài thơ chớ không phải văn bình thường. Tôi không hiểu tại sao một người chỉ mới 8 tuổi mà làm thơ đủ vần, đủ điệu như vậy. Tôi thử ông tới những bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú luôn cả bài toàn chữ B. Ông cũng cho tôi bài thơ Quốc Ngữ khởi đầu toàn là chữ B mà lại viết liền không cần suy nghĩ, thật là một người có bộ óc thông minh kinh hồn không thể tưởng tượng được. Về chuyện trong nước thì cuối cùng ông phán trong một bài thơ, đại ý là :“Miền Nam không đứng vững, không đủ khả năng đánh bại miền Bắc”.

Kế đó tôi hỏi về chuyện Thế giới thì được trả lời đến gần 100 bài nữa, trong đó có hai bài hỏi về Hội Long Hoa. Tôi hỏi “Hội Long Hoa thành lập ở đâu, do ai chủ trì và giải quyết chuyện gì ?” Vấn đề nầy ông không trả lời nhưng ông vẽ một cái hình lên trên tờ giấy. Ông vẽ một khán đài rồi vẽ một cái vòng tròn, ông vẽ một mũi tên chỉ vô để “người” tức là nhiều người ngồi trên đó, rồi phía dưới ông vẽ hình người mà cả hàng ngàn, hàng ngàn người ngồi ghế bên dưới. Còn vùng đó là vùng có núi mà là núi thấp; ông không nói địa điểm chỗ nào nhưng nhìn xa xa thấy toàn là núi, còn chỗ hội họp là giữa hai cái núi, ông vẽ sơ sơ vậy thôi. Sau đó, ông vẽ cái dấu tròn phiá trước, kế đó là cái dấu tròn thứ hai; cái dấu đầu tức là có người ngồi trước, rồi ông vẽ một mũi tên chỉ vào dấu thứ hai đó, ông viết chữ “ông” tức là tôi sẽ là người thứ nhì ngồi ở Hội Long Hoa. Đến nay, khi tôi kể lại tôi còn cảm thấy run cả người bởi vì Hội Long Hoa là một chuyện trọng đại và phi thường giải quyết cả một vận hội thế giới chớ không phải cho riêng nước mình thôi đâu.

Rồi khi tôi hỏi đến chuyện thế giới chiến tranh thứ III thì ông cho bài thơ trả lời, đại ý là chuyện đó sẽ phải xảy ra và thế giới cũng bị tận diệt rồi sau đó mới lập Hội Long Hoa (nghiã là khi chiến tranh Thế Giới thứ III chấm dứt mới có Hội Long Hoa). Sau đó tôi kêu chú lính chạy đi lấy cho tôi một bản đồ Thế Giới rất lớn mang đến và cả bản đồ Việt Nam, tôi phải trải từng khúc lên bàn, theo ý muốn của ông. Ông cầm cây viết mỡ lên sẵn sàng giải đáp. Đầu tiên, tôi hỏi :“xin ông cho biết ảnh hưởng về Việt Nam và Trung Quốc sẽ đi tới đâu ?” Ông cầm cây viết mỡ vẽ một lằn từ bên Tàu phía trên Hồng Kông từ ngoài biển kéo vô một lằn tới dãy Himalaya (Hy-mã-lạp-sơn) rồi ông kéo trở lại cắt ngang phía Bắc Việt Nam từ miền Thượng du Bắc Việt tức vùng Cao bằng- Lạng sơn ra tới phía Bắc của Hải phòng. Rồi ông lấy viết xanh ông gạch gạch rồi cho biết “tất cả chỗ đó sẽ trở thành biển”, ông viết một chữ “biển” lên đó. Nguyên phần đất nầy sẽ tan biến, tức là ranh giới giữa Trung Quốc và Việt Nam sẽ thành một cái biển lớn. HồngKông không còn rồi qua đến phiá Bắc của Lào, một phần của Thái lan, một phần của Miến Điện rồi vô tới dãy Himalaya sẽ bị sụp mất hết, Việt nam chỉ mất có bấy nhiêu đó thôi. Cái vạt Bắc Kinh- Thượng Hải được ông gạch nát hết, Đài Loan cũng lặn mất. Xong rồi, tôi để bản đồ trước mặt Ông, chỉ vào từng vùng, từng vùng thì ông cho thấy quốc gia nào cũng bị khó khăn hết. Nước Mỹ nầy thì ông vẽ Tiểu Bang Washington, Oregon, California đi xuống biển, còn ở phía miền Đông thì bể nhiều lỗ, Nữu Ước không còn nữa tức cũng thành biển, nước Mỹ chỉ bị mất mấy vùng hai bên bờ biển phiá Đông và phiá Tây, rồi ông làm một bài thơ cho biết Địa cầu chuyển trục, nước Mỹ trở thành một vùng nằm ngay giữa đường Xích đạo. Đường Xích đạo đi ngang qua nước Mỹ biến nước Mỹ trở thành một quốc gia bị nóng như Sa mạc.
Còn bên Âu châu thì quốc gia nào cũng bị thiệt hại một phần hết. Nước nào ông cũng bôi bỏ chỗ nầy, chỗ kia rồi chỗ kia, chỗ nọ; cuối cùng chỉ còn lại hai chỗ là Úc châu và Tân Tây lan. Tôi hỏi ông về phần đất Úc châu thì ông cho một bài thơ cho biết đó là Thánh địa không có bị động chạm gì tới và Tân Tây Lan cũng như Úc Châu đều còn nguyên vẹn. Các quốc gia con con ở gần Bắc băng dương và Nam băng duơng thì nơi nào cũng bị đánh phá, chỉ trừ có Úc Châu và Tân Tây Lan mà ông cho là Thánh điạ.
      Đến đây, tôi nói với ông là cũng đã khuya rồi, chú lính đã giăng mùng sẵn, mời Ông đi nghỉ.(Về chuyện hậu vận của tôi, tôi cũng có hỏi và được giải đáp đầy đủ nhưng vì thuộc về cá nhân nên tôi không thể nói được, ngoại trừ việc về già giống trường hợp ông Khương Thượng như đã nói ở phần trên. Bởi vì tin vào vận mệnh đó mà tôi mới dám qua Cam-pu-chia ở 10 năm và chiến đấu bên đó từ năm 1984 đến năm 1994).
Sáng hôm sau ông viết lên giấy đòi về nhà, tôi cho gọi trực thăng tới để đưa ông đi, ông viết cho tôi là “tôi biết ông có đủ khả năng để xây cất một cái Miếu đường cho tôi để tôi có chỗ ở mà thờ phượng”. Tôi trả lời “Được, tôi sẽ giúp ông Đạo nhỏ”, ông cầm tờ giấy đó xếp lại và bỏ vào túi. Tôi đưa ông ra trực thăng bay lên núi Sam (Châu Đốc) kiếm ông Thiếu tá Công binh của tôi đang bắn đá ở đó, tôi gọi Radio trước cho ông nầy nên trực thăng vừa tới là ông leo lên cùng bay về Hồng Ngự với tôi và Ông Đạo Nhỏ. Khi trực thăng đậu ngay sân Chi khu là có sẵn chiếc xe Jeep chờ sẵn chở chúng tôi đến nơi mà Ông Đạo Nhỏ muốn xây cất miếu. Nhà ông ở cũng gần chợ Hồng Ngự, ông viết giấy đưa cho tôi nói đây là đất nhà của ông. Tôi nói với ông Thiếu tá :“Thiếu tá cố gắng giúp Ông Đạo Nhỏ xây cái Miếu ở đây còn phương tiện hay cần vật liệu gì, Thiếu tá cứ viết giấy về Liên đoàn lãnh vật liệu lên làm”, tức là tôi cung cấp toàn bộ và cho các anh em CB gồm cả một tiểu đội để việc xây cất càng nhanh càng tốt. Ông Đạo Nhỏ lấy giấy viết vẽ sơ sơ ra cái nền vuông rồi ngăn vách phân biệt nơi nào để thờ phượng, nơi nào là chỗ ngủ của ông, chỗ để quần áo, nơi thay quần áo, rồi chỗ ở của người tu chung với ông, rồi cái bếp, cái nhà tắm, cầu tiêu… Nơi nào ông cũng có viết chữ trong đó, ông vẽ khéo lắm như một kiến trúc sư vậy. Ông còn cho cả chiều ngang khoảng 12 thước còn chiều xuôi chừng 16-18 thước. Diện tích cũng giống như một căn nhà chớ không nhỏ lắm, còn trên cái nóc thì muốn làm sao cứ làm. Riêng phía trước chỗ phần thờ phượng thì chiếm 1/3 căn nhà có xây một cái trang ở trên, rồi có cửa trước và có cửa ra vô hai bên hông. Công tác nầy do anh em Công Binh hoàn thành khoản 20 ngày dưới sự chỉ huy của Thiếu tá Hoàng bá Hải (Ông nầy có lẽ là người Nha trang nhưng nói giọng miền Nam, rất lanh lợi, làm Giám đốc hầm đá núi Sam khoảng 7-8 năm). Sau khi hoàn tất, ông Thiếu tá nầy có mời tôi lên ăn Khánh Thành nhưng lúc đó rất bận nên tôi không thể đến dự. Chính ông và Ông Đạo Nhỏ cùng mọi người làm lễ Khánh thành trước khi Ông Đạo Nhỏ dọn vào ở. Còn tên miếu là gì thì tôi không biết.

Tôi cứ cầm tập thơ viết đầy 200 trương nầy coi đi coi lại hoài, nghiền ngẫm những điều ghi trong đó, sau đó tôi cầm về Saigòn cẩn thận cất vô tủ sắt trong nhà. Tôi có người bạn là Bác sĩ Nguyễn bá Khả (có người em là Bác sĩ Nguyễn bá Tín), người Bắc di cư năm 1954, cha mẹ vẫn còn sống và đang ở chung với ông ở Cư xá Lữ Gia, Saigon. Ông Bác sĩ nầy rất đàng hoàng và nhân ái. Trước cửa phòng mạch của ông ở đường Gò công, Chợ lớn có dán tờ giấy ghi là “Kẻ nghèo khổ và người tu hành được khám bịnh miễn phí”. Ông làm Tổng trưởng Y tế trong thời gian Nguyễn cao Kỳ là Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung Ương. Khi ông đi họp bên Phi luật Tân thì ở bên nhà ông Chánh văn phòng của ông là người miền Nam bị ông Kỳ ra lịnh cho Đại tá Liễu, Giám đốc Cảnh sát bắt đem giam trong khám Chí Hòa. Nhóm trí thức và dân biểu gốc miền Nam chống ông Kỳ về vụ bắt giam nầy, ông Kỳ đổ thừa là Bs. Khả ra lịnh. Ông Khả đang họp ở Phi Luật Tân có người gọi điện thoại báo cho ông, ông liền bỏ họp trở về Việt Nam. Ông vô Văn phòng ông Kỳ mạt sát ông nầy dữ dội :“Ông làm như vầy là sai ! Tại sao Đổng lý Văn Phòng của tôi mà ông ra lịnh bắt, tại sao ông không nhận lại đổ thừa là tôi ra lịnh ?” Sau khi sỉ vả ông Kỳ một hồi rồi đưa thơ từ chức, không làm nữa. Ông còn nói rằng :“Tôi muốn giúp ông để làm việc nước nhưng ông đã làm trái với nguyện vọng của tôi nên tôi không chấp nhận làm việc chung với ông nữa, tôi muốn trở về làm dân”. Sau đó, Bs. Khả trở về nhà và buồn bực lắm. Thấy vậy, tôi mới mời ông tới nhà tôi chơi và cho ông xem quyển sách đó. Ông ngồi với tôi vừa uống nước vừa xem hết 200 bài thơ trong đó. Ông là một Bác sĩ có bằng cấp của Pháp, du học bên Pháp nên thuộc loại Bác sĩ giỏi. Xem xong, ông không nói năng gì và ra về. Trước khi về lại Cần Thơ, tôi đem cuốn sách đó cất vào tủ sắt. (Lúc bấy giờ ông William Colby đang làm Cố vấn cho chương trình Phụng Hoàng).

Đến tháng sau, tôi trở về Saigon thăm vợ con, tôi mở tủ sắt ra coi lại thì quyển sách của tôi đã bị mất, luôn cả bản đồ vẽ đủ thứ trên đó cũng bị mất. (Tôi nhớ Bs.Nguyễn Bá Khả cũng có coi qua bản đồ nầy !). Tôi hỏi Bác sĩ Khả có nói với ai về quyển sách nầy không, ông trả lời :“Tôi với anh là bạn mà, tôi coi xong rồi thôi, có nói với ai đâu !” Tôi cố tình tìm kiếm vẫn không ra rồi từ từ cũng không còn nhắc tới nữa, nhưng tôi tiếc lắm. Lâu lâu tôi cũng muốn giở ra coi để biết thời cuộc, vì đây là sách thiên cơ mà tôi tin tưởng.

Đến năm 1975 khi tôi sang được Hoa Kỳ, ở thành phố Roseville, CA. thì được ông Colby gởi lời mời lên nhà chơi. Lúc đó, ông đang là Giám đốc CIA của chánh phủ. Khi tôi đến nhà thì được bà vợ ra tiếp đón còn ông thì đi làm, trưa đó mới về gặp tôi. Ông lấy cho tôi một cái Hotel bên ngoài và một tài xế để tôi tiện việc đi chơi đây đó nhứt là đi vòng vòng thăm Hoa Thịnh Đốn cho biết. Trong lúc ăn cơm, tôi kể lại câu chuyện về Ông Đạo nhỏ cho ông Colby nghe. Nghe xong, ông Colby chỉ cười và nói ông biết rồi. Tôi hỏi tại sao ông biết. Ông trả lời chính Bs. Khả báo cáo với ông. Hóa ra là Bs. Khả làm việc cho CIA mà tôi đâu có biết ! Colby nói là ông đã cho người lúc ban đêm mở cửa vào nhà tôi và mở tủ sắt lấy hết hồ sơ đó. Tôi hỏi ông lấy để làm gì, ông nói sau khi lấy xong thì cho người mang tay về Hoa kỳ, vì ở CIA có một Ban chuyên môn nghiên cứu về chuyện đó và để tại đây cho họ nghiên cứu. Tôi nói :“Thôi bây giờ đã nghiên cứu xong rồi, cho tôi xin lại dù là bản sao cũng được”. Ông nói :“Không được ! Nó đã thành một văn kiện mật, rất tối mật. Chính Tổng thống Mỹ cũng không được xem chớ đừng nói việc trả lại cho you !” nên tôi đành chịu thôi.

Đầu năm 1978 có hai vợ chồng ông Thiếu tá gốc Phật Giáo Hòa Hảo ở Nam Cali lên Sacramento thăm bà con ở đây. Ông có gặp và kể cho tôi nghe về chuyện Ông Đạo Nhỏ.
Ông Thiếu tá nầy quê ở Rạch giá có vợ ở Hồng ngự, ông là Tiểu Đoàn trưởng Sư đoàn 9 BB nhưng sau biến cố 1975, vợ chồng ông trở về Hồng Ngự trốn lánh, nhờ bà con chung quanh che chở không ai tố giác thành ra ông không phải đi học tập cải tạo. Nhà bên vợ có một miếng ruộng ở giữa đồng nên vợ chồng ra đó làm ruộng từ năm 1975 đến năm 1977 mà không bị bắt. Ông nói, ông có đến gặp và biết Ông Đạo Nhỏ ở Hồng Ngự. Ông Đạo ở đó lo tu hành và chữa bịnh. Những bịnh nhẹ và ma quỷ thì ông làm hay lắm còn về nóng lạnh hoặc sốt rét thì chữa không được khá, đặc biệt, bịnh thuộc về ma hành quỷ bắt hay điên loạn thì ông chữa đươc hết.

Vào một buổi sáng sớm vào năm 1977, trong lúc vợ chồng ông đang nhổ mạ để sửa soạn cấy thì thấy có một người mặc áo dài đen, mặc quần trắng, đầu trần tóc hớt chải coi trẻ lắm và mang dép da từ trong chợ Hồng Ngự đi ra (từ đó cách chợ Hồng Ngự mấy cây số). Sau đó, hai vợ chồng đứng dậy chào vì biết người vừa tới đó là Ông Đạo Nhỏ. Ông Đạo lúc bấy giờ đã 17 tuổi rồi. Thấy hai người đứng dậy chào thì ông chỉ vô thúng xôi (khi họ đi đồng thì thường đem theo một cái thúng trong đó có đựng cơm nếp, muối mè và nước uống…). Ông chồng hiểu ý, lấy một chén xôi rắc muối mè rồi đưa cho ông Đạo, ông Đạo ngồi xuống bờ đất ăn ngon lành. Ăn xong chén xôi, ông chỉ hủ nước. Ông chồng lấy cái chén sạch rót cho một chén nước đưa cho ông. Uống xong, ông đứng lên chắp tay xá một xá rồi băng ngang đồng đi về hướng Cao lãnh. Hai vợ chồng lui cui nhổ mạ để kịp cấy nên lơ là, lúc đó chỉ độ 8 giờ sáng, nên ông Đạo mất dạng lúc nào cũng không ai hay biết. Từ đó, Ông Đạo Nhỏ không còn trở về ngôi miếu của ông nữa.

Sự việc nầy, theo tôi nghĩ là do cái linh ứng của Đức Phật Thầy đã chuyển kiếp qua Đức Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ rồi sau đó lại chuyển qua Ông Đạo Nhỏ. Sở dĩ tôi nghĩ như vậy vì khi tôi hỏi Sư phụ của tôi, ông đã cho tôi biết.

Sư phụ tôi là một vị Hòa thượng người Quảng Ngãi. Năm 1974, ông đã được 104 tuổi rồi. Lúc còn trẻ, ông tu ở Quảng Ngãi rồi sau đó đi ra Hà Nội và qua bên Tàu. Ông lại đi theo các ông sư Miến Điện về tu ở Miến Điện 5 năm, học ngôn ngữ và chữ viết Miến Điện rồi lại đi theo mấy ông sư nầy hành hương qua Nepal rồi đến Tây Tạng ở đó tu suốt 30 năm nữa.

Sư phụ tôi có thể nhịn đói 3, 5 năm mà không chết và có thể chết 100 ngày hay 50 ngày rồi sống lại, ông đã biễu diễn nhiều việc làm tôi phải hết hồn. Bất cứ ngôn ngữ nào trên thế giới ông đều biết cả. Tôi đã đưa một ông Đại tá người Đức tới thăm ông, lúc đó ông đang ở trong Chợ lớn được mấy người Tàu cất cho một cái am nho nhỏ để tu hành cùng với một tiểu đồng, khi người Đức tới hỏi tiếng Đức thì ông cũng trả lời ngay bằng tiếng Việt. Lúc trước, tôi có dẫn một đồng bào người Thượng gốc Rhađê biết nói tiếng Việt tới hỏi chuyện với ông bằng tiếng Rhađê thì ông trả lời bằng tiếng Việt liền, người nầy hỏi cái gì ông lền trả lời ngay cái nấy. Có lần, tôi đem ông Đại úy người Anh đến thì cũng được trả lời rất rành rẽ bằng tiếng Việt, khi ông nghe thì hiểu ngay nhưng không nói được thứ tiếng đó mà trả lời bằng tiếng Việt. Tôi đưa nhiều người ngoại quốc tới gặp ông đều được trả lời bằng tiếng Việt rồi tôi thông dịch lại bằng tiếng Anh và đều được thỏa đáng. Sau đó tôi còn đưa một ông Đại úy Ấn độ tới thì cũng như mấy lần trước nghĩa là khi hỏi bằng tiếng Ấn thì được trả lời bằng tiếng Việt. Sau đó ông khuyên tôi là đừng mắc công đưa người ngoại quốc tới nữa. Ông tu đến mức là đọc được ngôn ngữ xuất phát từ tư tưởng con người. Người ta nói gì mặc kệ nhưng ông đọc được tư tưởng của họ nên biết họ muốn hỏi về việc gì vì tư tưởng họ phát ra lời nói ấy. Rõ ràng là Sư phụ tôi đã tu đến cái mức cao thâm rồi. Sư phụ đã chỉ dạy cho tôi cái pháp gọi là “Ngũ hành tương sanh tương khắc” để đở đạn, không bị đạn vô trong người. Sư phụ còn cho tôi biết, khi mình khấn vái cái gì mình không cần phải nói ra bằng miệng, mình chỉ nghĩ trong tư tưởng rồi chấp tay làm thinh khấn vái thì cái lời khấn cầu của mình sẽ tới người nghe liền, chỉ nhìn cái tư tưởng của mình là người ta biết ngay chớ không cần phải nói ra bằng lời. Luyện pháp “Ngũ hành tương sanh tương khắc” là để khi đạn bắn vô người thì nó bị trợt ra ngoài, nhưng muốn luyện cái pháp môn nầy phải mất công phu nhiều lắm.

Sư phụ tôi là người không những biết pháp mà còn biết bùa chú nữa. Chẳng hạn như có hôm, đang ngồi nói chuyện trong bàn tròn trước sân am của ông thì có một anh du đảng người Tàu say rượu bước vô nói bậy, nói bạ rồi tự kéo ghế ngồi. Sư phụ tôi nói :“Chú đi ra ngoài chơi !” Nó nói : “Ngộ không có li !” Ông đưa cái tay lên như vầy (giống như tung chưởng ra) tức thì tên nầy bật ngữa ra sau lăn mấy vòng, hoảng hồn chạy tuốt ra ngoài. Còn bên trong am, tôi có cho ông một cái bàn viết bằng sắt của Mỹ với cái ghế còn rất mới, ở phiá sau lưng ông có một cái tượng Phật bằng vàng do người Tàu đem cúng nặng năm lượng để lộng trong một cái hộp bằng kiếng, khiến ai nhìn cũng ham muốn. Nhiều đứa ăn trộm tới định đánh cắp nhưng khi vừa đưa tay ra thì đứng ngay tại đó luôn cho tới sáng, đợi ông thức dậy xin tha mạng. Ông đưa tay giải bùa cho nó, nó té xỉu xuống đất nằm một hồi rồi tỉnh dậy chay đi, nên thấy ông Phật bằng vàng mà không ai ăn cắp được.

Còn tiền của ông để hai bên hộc bàn không bao giờ khóa mà không ai dám ăn cắp. Ông chuyên môn chữa bá bịnh, bịnh nào ông chữa cũng hết. Tuy nhiên, bịnh nào không chữa khỏi thì ông nói chữa không được, ông nhìn mặt bịnh nhân là biết chữa được hay không (người Tàu trong Chợ lớn tin ông ghê lắm), bịnh mà mấy Bịnh viện chê đều đem tới cho ông. Tôi đã chứng kiến việc nầy nhiều lần, ông hỏi người bịnh đang nằm ngáp ngáp, ông vừa hỏi vừa lấy tay rờ lên trán rồi ông để hai ngón tay dưới lòng bàn chân bấm vô một lúc là thấy hết ngáp ngáp. Ông nói :“Ngồi dậy !” là bịnh nhân tức thì ngồi dậy. Kế đó, ông hỏi thẳng bịnh nhân bịnh tình thế nào rồi viết cho mấy toa thuốc, căn dặn kỹ lưỡng cách cho uống như thế nào. Nhưng trước khi chữa bịnh, ông thường đặt vần đề tiền, ông bảo đảm bịnh nầy có thể chữa sống hai năm nữa hay sáu tháng nữa hoặc một năm nữa. Ông thường nói thẳng vấn đề tiền bạc nếu thân chủ đồng ý là ông chữa, tùy theo căn bịnh mà ra giá, có thể là năm trăm ngàn hay tám trăm ngàn hoặc hơn nữa và cũng tùy theo kinh tế của gia đình người đó. Mà hễ khi nói đến tiền là phải chạy ngay về nhà đem tiền đến thì ông mới chịu chữa, thường thì người giàu lấy nhiều còn người nghèo thì lấy ít. Khi nhận tiền, ông không cần đếm lại cứ thẩy vô hai hộc tủ đó. Số tiền nầy ông không xài, ông có một lô đệ tử nghèo khổ đang làm thuê vác mướn, nếu vợ con gặp đau yếu thì tới ông, ông chữa trị giúp cho mà còn đưa tiền để về nhà lo chạy gạo hoặc mua thuốc. Đám nghèo khổ tới chữa bịnh đều được ông cho tiền. Có một việc ông làm cho tôi sợ là từ năm 1970 đến 1974, mỗi sáng sớm ngày Rằm tháng Bảy là tôi phải đi vô am của ông, đem ông vô nhà sau tắm rửa cho ông. Lúc bấy giờ ông già lắm rồi, người của ông còn chừng hơn hai mươi ký lô còn cái vòng bụng của ông từ đằng trước ra phía sau lưng thì không bằng một gang tay. Thân thể ông chỉ như bộ xương vì từ năm 1970 đến năm 1974 ông không còn ăn gì nữa nhưng đi đứng vẫn bình thường, mỗi ngày chỉ uống mấy tách nước trà vậy thôi.

Mỗi sáng sớm ngày Rằm tháng Bảy từ năm 1970 tới năm 1974 là tôi phải vô tắm cho ông (mỗi năm chỉ tắm một lần). Tôi kỳ rửa bằng sà bông sạch sẽ rồi đưa quần áo cho ông mặc vô, sau đó ông nằm lên “đi-văng” đặt ở phòng khách rồi đắp mền lên người. Ông nằm dài ngay ngắn ra đó thẳng hai tay hai chân rồi niệm “Nam mô A Di Đà Phật” ba lần, rồi từ từ làm thinh luôn. Ông đã dặn tôi trước đó, là :“Thầy sẽ chết giả 49 ngày”. Việc nầy bắt đầu từ năm 1970, thành ra tôi phải cho người nhà tới canh chừng 24 trên 24 giờ và giữ nhà cho ông. Tôi sợ bị chuột cống lên cắn ông nên phải lấy mùng giăng cho ông trong thời gian nằm đó. Khi ông nằm như vậy một lúc, tôi rờ thử lổ mũi thì thấy ông đã hết thở, còn thân thể tới chiều thì xám xịt và đến ngày hôm sau là lạnh ngắt như cái xác chết.

Đúng 49 ngày sau lúc 12 giờ trưa thì người trực ở đó cuốn mùng lên, lấy mền ra thì xác ông vẫn nằm nguyên đó, nhưng từ từ tôi thấy mấy ngón tay ngón chân của ông bắt đầu nhúc nhích. Sau đó, ông ngồi bật dậy, lấy hai bàn tay chà lên mặt mấy cái rồi cười “hả hả” trở lại tươi tỉnh bình thường như cũ. Lúc ông chết giả, tôi có đưa Bs. Khả tới thử nghiệm. Ông Khả đem máy móc y khoa tới, ông dùng máy đo áp suất máu (tâm động đồ) thì chỉ thấy một đường chạy ngang tức là tim không còn đập, nhưng khi dùng máy đo Encephalogram kiểm soát bộ óc coi có còn làm việc hay không thì thấy nó chạy bình thường giống như người đang nằm ngủ. (Bác sĩ Khả lúc bấy giờ cũng là đệ tử của ông).

Tới tháng Giêng năm 1974 thì ông nói trước :“ Ngày Rằm tháng Bảy nầy, Thầy sẽ về núi”. (về núi tức là chết thiệt). Ông nhắn cho 12 người Đại đệ tử phải có mặt đầy đủ ở bên ông. Đến chừng đó, tôi mới biết tôi là người Đại đệ tử thứ 12. Ông hẹn 10 giờ mới được gặp mặt, ai tới trước cũng không được vô. Đúng 10 giờ, chúng tôi bước vô thì ông ngồi dậy với tư thế xếp bằng. Ông nhắn nhủ rằng :“Cái đời khổ sắp tới rồi ! Các con phải rán giữ gìn tâm ý, làm điều thiện và lo tu hành”. Ông còn nói thêm một câu nữa :“Trước khi đi về thế giới khác, các con nên biết là 49 ngày của 4 năm sau cùng nầy, Thầy đã đi về cõi khác (Thầy để cái xác nằm ở đây nhưng linh hồn về cõi khác), đường đi nước bước là Thầy rành lắm, nơi cõi khác đó, nơi thế giới khác đó đều có mặt những vị đã tu thành chánh quả. Qua sang năm (tức năm 1975) thì miền Nam sẽ gặp đại nạn. Người nào tiền nhiều thì tội nhiều, người nào chức trọng quyền cao chừng nào thì tội càng nặng chừng nấy. Hòa thượng, sư sãi, ni cô, cha cố, dì phước tất cả mọi người đều phải tự cày cấy, trồng trọt mới có cái ăn. Dân chúng không còn có khả năng cúng dường nữa và cái đại nạn nầy sẽ trên dưới 30 năm rồi cơ trời mới chuyển, tự nhiên cái nạn nó mới hết”. (Khi Thầy tôi nói “trên dưới 30 năm” thì phải hiểu theo Toán học : trên 30 năm là 35 năm, dưới 30 năm là 25 năm, khoảng 10 năm đó là con số “du di” lên xuống cho nó chẳn. Năm nay là 32 năm rồi thì hy vọng 3 năm nữa mới hết cái đại nạn).

Sau khi nói xong câu nầy thì Thầy cho phép đệ tử mỗi người được hỏi một câu hỏi. Bắt đầu là Đại đệ tử thứ nhứt được lên hỏi, mà muốn câu hỏi không cho người khác biết nên phải kê miệng vô lổ tai ông nói nhỏ rồi kê lổ tai vô ngay miệng ông để nghe câu trả lời. Người Đại sư huynh của tôi là một ông Lục người Cam-pu-chia, ông ở đâu dưới miền Nam đến khi ông tới đây, tôi mới được biết. Lúc đó ông đã hơn 80 tuổi rồi, vì là người Việt gốc Miên nên nói được tiếng Việt. Sau khi nghe Thầy trả lời, ông chắp tay xá một cái rồi đi xuống ngồi yên lặng ở đó, kế đó, tất cả mọi người tuần tự đi lên. (Bữa đó, Bác sĩ Khả được ông Thầy cho phép nên cũng có mặt. Bác sĩ Khả chỉ là đệ tử người sư huynh của tôi vì cũng muốn học môn nhịn đói). Tôi là người Đại đệ tử cuối cùng nhưng nhường Bác sĩ Khả lên trước. Ông Khả lên đặt miệng vô lổ tai ông Thầy hỏi một câu, sau đó định kê lổ tai vô miệng Thầy để nghe trả lời thì ông Thầy lấy tay đỡ mặt Bs. Khả ra rồi nói lớn lên câu : “Phụ mẫu tại đường bất khả viễn du”. Ông Khả nghe xong quỳ xuống xá một xá rồi đi xuống ngồi yên. Đến lượt tôi lên, tôi hỏi nhỏ :“Thưa Thầy ! Nếu cái chuyện nó xảy ra như Thầy nói, con phải làm sao ?”. Ông nói nhỏ trong lổ tai tôi rằng :“Con nghĩ sao, con làm vậy.” (có nghiã là lúc cái đại nạn nó tới, tôi nghĩ sao thì tôi làm vậy).

Vì vậy, khi gần tới ngày 30 tháng Tư năm 1975 tôi đã cho vợ con tôi lên máy bay đi Mỹ trước theo đám Cố vấn Mỹ mà không cần giấy tờ gì hết, vì lúc đó tôi đang làm Thứ trưởng của Phủ Quốc vụ khanh đặc trách cứu trợ nạn nhân định cư. Tôi nghĩ, tôi có khả năng nhịn đói cả tháng nên có thể vô rừng ở hoặc đi bộ qua Thái Lan cũng dễ dàng nên quyết định ở lại. Cuối cùng, như một phép lạ tôi được đưa lên trực thăng tại DAO ở Tân sơn Nhứt bay ra hạm đội Mỹ vào giờ thứ 25 với tư cách là một Mục sư Tin lành chớ không phải là một Thiếu tướng của Quân lực VNCH./.

Nguyễn văn Hiệp
(Bài do VHP chuyển)

Thứ Bảy, 22 tháng 5, 2010

Những người con Nước Việt


Đại tá Coast Guard H. M. Nguyễn
Đại Tá Lương Xuân Việt
Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn Rakkasan, Sư Đoàn Không Vận 101


Đại Tá Hải Quân, Bác sĩ Trịnh Hưng

Đại Tá Không Quân, Bác sĩ Mylene Trần Huỳnh

Trung Tá Lê Bá Hùng
Hạm Trưởng Khu Trục Hạm USS Lassen (DDG 82)
được sĩ quan cộng sản trọng thể đón tiếp, trong chuyến viếng thăm hữu nghị Việt Nam của Hạm đội Hoa Kỳ trong 4 ngày từ 7-11-2009

Thứ Ba, 18 tháng 5, 2010

Để Làm Sáng Tỏ Thêm Một Sự Việc Trong Ngày 2/11/1963

(VỀ CÁI CHẾT CỦA TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM )
Dương hiếu Nghĩa

TRƯỚC KHI VÀO ĐỀ.
Bản thân cá nhân tôi đã một lần được diện kiến Tổng Thống Ngô đình Diệm, cũng trong những ngày đầu tháng 11 năm 1960. Tôi được gọi từ Vĩnh Long về Sài Gòn trình diện Tổng Thống, để được "coi giò coi cẳng" trước khi bổ nhiệm tôi vào chức vụ quận trưởng quận Bình Minh, theo đề nghị của trung tá Lê văn Phước, tỉnh trưởng tỉnh Vĩnh Long lúc bấy giờ.
Theo đúng thông lệ, tôi về Sài Gòn trước đó một ngày để gặp trung tá Giám Đốc Nha An ninh Quân đội (lúc đó là trung tá Đỗ Mậu), để được ông dặn dò và chỉ bảo về lễ nghi khi vào gặp Tổng Thống. Đại để như phải xưng là "con", phải gọi Tổng Thống là "Cụ", không được ngồi dù có được cho phép, phải lựa cách trả lời những câu hỏi thế nào để chẳng những không làm phật lòng mà còn phải làm vui lòng Tổng Thống, dù có lúc phải nói trái với sự thật. Phải giữ thái độ nghiêm trang lúc trò chuyện với Tổng Thống, lựa lời nói nhỏ nhẹ, thưa trình nghiêm túc, không được cười đùa, và cuối cùng là khi ra về không được xây lưng về phía Tổng Thống: Chào xong, bước lùi ra cửa, ra khỏi cửa mới được quay lưng lại mà đi về.
Bước ra khỏi Nha An Ninh Quân Đội, tôi nhận thấy những lời dặn dò của trung tá Giám Đốc gần như là một hàng rào cố tình ngăn cách người lãnh đạo quốc gia và các cấp quân dân cán chính, cố tình bưng bít, không muốn cho Tổng Thống thấy và biết chính xác sự thật của mọi sự việc đang xảy ra bên ngoài rào của dinh Độc Lập.
Người sĩ quan tùy viên đưa tôi vào văn phòng của Tổng Thống. Tôi đứng nghiêm, chào Tổng Thống, xưng tên họ cấp bậc xong mới bỏ tay xuống. Tổng Thống từ ghế ngồi đứng dậy, vui vẻ đưa tay cho tôi bắt, và bảo tôi ngồi xuống ghế trước bàn viết của ông. Tôi buộc miệng nói: "Xin phép Tổng Thống", và ngồi xuống hết sức tự nhiên.
Sau một vài câu hỏi sơ qua về gia cảnh và đơn vị đã phục vụ trước kia (tôi chắc chắn là hồ sơ cá nhân của tôi đang nằm trước mặt Tổng Thống, trên bàn), Tổng Thống đi thẳng vào đề tài Khu Trù Mật bằng một câu hỏi:
- "Sao, Đại úy thấy thế nào về "Khu Trù Mật"?
- "Xin Tổng Thống cho phép tôi trình bày hết những nhận xét của tôi". Tôi dè dặt lễ phép hỏi.
- "Đại úy cứ nói hết cho tôi nghe, tôi muốn nghe và muốn biết sự thật." Tổng Thống vừa cười vừa nói.
Thấy không khí cởi mở và thật lòng muốn biết về thành quả của "chiến lược Khu Trù Mật" mà Tổng Thống đang cho tiến hành, tôi quyết định phải lợi dụng cơ hội duy nhất và hiếm có nầy để thẳng thắn và vắn tắt trình bày những nhận xét của cá nhân tôi về mặt chánh trị, kinh tế, và những điểm bất lợi cho cả chánh phủ lẫn nông dân ở địa phương, đang tạo hậu quả tai hại là sự thất nhơn tâm, vì người dân gặp quá nhiều phiền phức, mất niềm tin vào chánh quyền. Tôi nói:
-"Thưa Tổng Thống, các Khu Trù Mật thật sự không có "trù mật" chút nào. Về phương diện vật chất, người nông dân bị mất đất mất ruộng, đôi khi còn mất cả mùa màng vì phải phá đi sạch sẽ kể cả mồ mả của tổ tiên cho công tác xây cất Khu Trù Mật, mà không bao giờ được bồi thường thiệt hại. Người dân địa phương còn phải đóng góp công sức và thì giờ vào công tác, mà không bao giờ được trả thù lao (coi như làm xâu). Có trù mật thiệt, nhưng chỉ có trù mật một buổi, vào ngày Tổng Thống xuống khánh thành mà thôi. Trước đó, cả ngàn người dân quê từ các nơi trong tỉnh được huy động về để biến khu đất hoang thành Khu Trù Mật, bằng cách bứng đủ mọi loại cây ăn trái đem về trồng, trang trí, để Tổng Thống và phái đoàn thưởng thức. Có nhiều cây dừa, cau, mới trồng chỉ có một ngày mà đã lên cao hơn 10 thước, đầy trái.... Có nhiều cây bưởi "năm roi" của miền Tây mới trồng có một ngày mà có đầy những trái bưởi ngọt "Biên Hòa" vàng ánh, không phải ghép cành mà là ghép trái! Cũng vậy, cam quít trái
mùa nhờ kỹ thuật cao "gắn trái ngoài chợ vào", nên vẫn có trái đỏ cây, đầy vườn, đầy khu... Khu phố chợ vừa mới xây cất xong mấy hôm trưóc, hôm qua còn tạm dùng làm chỗ ngủ cho dân công mà hôm nay có đầy đủ các hiệu chạp phô, tiệm thuốc tây, tiệm thuốc bắc, quán cơm, tiệm cà phê, phòng mạch bác sĩ v.v... từ quận tỉnh mới "bị" dọn vào. Ngoài nhà lồng chợ, thì cảnh buôn bán tấp nập. Nhà bảo sanh mới hôm qua còn là phòng họp của ban điều hành buổi lễ khánh thành, mà hôm nay đã có vài người mẹ nằm sanh (không biết từ đâu được đưa đến), giường nệm trắng tinh, tươm tất...
Mới nhìn qua thì thật là trù mật, nhưng khi Tổng Thống và phái đoàn ra về rồi, thì dân và hàng hóa đâu lại về đó. Vài ngày sau, hoang tàn trở lại với hoang tàn. Cây không trái, lá lìa cành, ...cả một màu vàng héo, không còn thấy có một sinh khí nào ở cái khu mà vừa mấy ngày trước đây Tổng Thống và phái đoàn chánh phủ, ngoại giao đoàn... thấy là quá trù mật... Nếu Tổng Thống thật sự muốn thấy cảnh hoang vu vắng vẻ nầy, thì xin Tổng Thống bất thần đi viếng thử bất cứ Khu Trù Mật nào mà Tổng Thống vừa đến khánh thành một hai ngày trước đó".
Tôi cũng trình bày luôn với Tổng Thống vấn đề an ninh của Khu Trù Mật. Từ ngày khởi công thành lập cho tới ngày khánh thành (và sau đó về lâu về dài an ninh cho một khu đất bỏ hoang) là cả một gánh nặng phí phạm cho lực lượng địa phương. Chính phủ không tranh thủ được nhân tâm của người dân, mà còn phải bị thất nhân tâm hoàn toàn. Người dân quê càng ngày càng xa chánh quyền, như thế thật là không có lợi cho nỗ lực chống cộng....
(Tôi không dám trình với Tổng Thống là thiếu tá Phạm ngọc Thảo, sĩ quan đồng hóa, ủy viên công cán đặc biệt của Phủ Tổng Thống, phụ trách về công tác xây dựng Khu Trù Mật, là cựu chính ủy trung đoàn Cửu Long ở khu 8, là em ruột của Phạm ngọc Thuần, em rể của Phạm Thiều, hai đảng viên cao cấp trong chánh phủ Hà Nội lúc bấy giờ. Sau 1975, Thảo được Hà Nội truy phong thiếu tướng).
Tổng Thống ngồi nghe tôi trình bày hơn nửa giờ, chăm chú và rất trầm tĩnh, lại còn có vẻ thích thú nữa. Thỉnh thoảng, ông hỏi tôi vài câu để hiểu rõ thêm vấn đề, nên tôi có dịp nói cho Tổng Thống nghe hết những gì mà tôi nghe và thấy về Khu Trù Mật.
Lúc tôi sắp ra về, Tổng Thống rất vui vẻ và lịch sự, đứng dậy, bắt tay khen tôi và cho tôi biết là sẽ có lệnh bổ nhiệm tôi làm quận trưởng quận Bình Minh, không quên bảo tôi cố gắng, và chúc tôi thành công trong nhiệm vụ mới. Khi được lệnh ra về, tôi chỉ theo đúng lễ nghi quân cách: Đứng nghiêm, chào tay, xong quay nửa vòng đánh gót cẩn thận thật kêu, rồi đi ra cửa, (không đi thụt lùi như đã được dặn).
Một tuần sau tôi được lệnh bổ nhiệm, kèm theo quyết định thăng cấp thiếu tá. Điều nầy chứng tỏ là Tổng Thống không vì những lời nói thật, bài bác "quốc sách Khu Trù Mật", mà coi nhẹ người đối thoại, lại còn khuyến khích nữa là khác, chỉ vì Tổng Thống thích muốn nghe và muốn biết sự thật. (Tôi nhận quận Bình Minh ngày 10/11/1960, trước ngày đảo chánh 11/11/1960 vỏn vẹn chỉ có một ngày).
Qua mẩu chuyện nhỏ nầy, cá nhân tôi thấy Tổng Thống Ngô đình Diệm có chịu khó nghe và tìm hiểu tình hình, nhưng lúc nào Tổng Thống cũng có vẻ như bị bưng bít, (nghe thì không nghe được sự thật, thấy thì chỉ thấy toàn là những cảnh được thuộc cấp dàn dựng) lại còn được những người ở chung quanh Tổng Thống cố tình sơn phết cho ông một lớp sơn phong kiến và quan liêu (mà ở bản thân Tổng Thống tôi không thấy có), rất là tai hại cho người lãnh đạo lúc bấy giờ. Dĩ nhiên, cũng rất có hại cho đất nước nữa. Và tôi nghĩ đó cũng là một trong nhiều nguyên nhân gây ra cái chết cho Tổng Thống vào ngày 2 tháng 11 năm 1963.
*
* *
Vào khoảng đầu tháng 7 năm 1995, nhân dịp đến Houston (Texas), tôi được một người bạn tặng cho quyển "Đôi Dòng Ghi Nhớ" của anh Phạm bá Hoa, một cựu đại tá Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Không như "Lời Trần Tình" quá khiêm nhường của anh, quyển sách này tuy chính thức không phải là một sử liệu, nhưng nó đóng góp rất nhiều cho các sử gia, vì anh được ở vào một vị trí rất quan trọng trong guồng máy quân sự và hành chánh lúc bấy giờ, trong một giai đoạn lịch sử sôi động từ năm 1960 đến 1968. Những sự việc mà anh đã "ghi" lại thật là trung thực, rất đầy đủ từng chi tiết, cũng như anh đã phân tách sự việc rất vô tư, khách quan.
Trong quyển sách, anh cũng có nói không ít về "cái chết của Tổng Thống Ngô đình Diệm"
Về sự việc lịch sử nầy, đã có rất nhiều người hỏi tôi ngay từ sau ngày 2/11/1963 cho tới giờ nầy (kể cả người Mỹ). Ai cũng muốn biết rõ chi tiết của sự việc đã xảy ra trên một chiếc thiết vận xa trong đoàn xe mà cá nhân tôi có trách nhiệm an ninh hộ tống hôm đó. Tác giả quyển "Đôi Dòng Ghi Nhớ" chỉ nêu lên một số dữ kiện, một số suy luận, một số giả thuyết và nghi vấn chung quanh sự việc nói trên mà không hề có ý xác quyết "ai là người đã ra lệnh" và "ai là người đã thi hành lệnh" giết Tổng Thống Ngô đình Diệm và ông cố vấn Ngô đình Nhu. Đây là một điểm hoàn toàn khác biệt với một vài thiên hồi ký khác đã được xuất bản từ trước mà tôi đã có dịp được đọc qua.
Liên quan đến "sự việc" nầy, tôi cũng muốn nói đến một vài quyển hồi ký mà tác giả (kể cả đồng tác giả) đã có nhận xét thiếu chính xác, có khi còn sai lạc hẳn (người ngoại quốc thì không nói đến làm gì); sự việc không được phân tách cho đúng lý đúng tình, có phần chủ quan, đã không đứng đắn lại có dụng ý xấu (như "Nam Việt Nam 1954-1975 Những Sự Thật Chưa Hề Nhắc Tới" của Hoàng Lạc và Hà Mai Việt) hoặc chỉ được góp nhặt từ một số tài liệu qua báo chí thì làm sao cho đứng đắn được? Hơn nữa, khi viết về cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, có tác giả chỉ kể lại sự việc mà chính mắt tác giả không mục kích được, tai cũng chỉ được nghe thuật lại lõm bõm diễn tiến, mà người thuật lại không phải là người trong cuộc, cũng không được mắt thấy tai nghe, hoặc là viết theo một số dữ kiện do quá nhiều người thuật lại theo "cái nghe được", hay theo "luận điệu một chìu" của họ,v.v... Thêm vào đó yếu tố chủ quan muốn làm nổi bật cái "ta" của mình, hoặc vì một mục đích chánh trị, hay kinh tế nào đó, nên các quyển hồi ký đó không có cùng một tiếng nói cho cùng một sự việc, có khi còn "chỏi" lại với nhau nữa. Chưa nói đến một vài tác giả (hoặc đồng tác giả) hám danh, thích chạy theo "dịch viết hồi ký", kể lại "sự việc nói trên" với cái nhìn quá cục bộ và cái biết quá hạn hẹp của mình, để nhờ người khác viết hộ hồi ký cho mình. Người viết hộ tha hồ muốn "xào nấu" gì tùy theo nhu cầu kinh tế hay mục đích chánh trị của họ, có khi họ còn bị một quyền lực vô hình nào đó lèo lái mà chính "tác giả hờ" không hề thấy biết được nữa là khác...Tôi nghĩ là các tác giả nói trên không ai đích thân mục kích được sự việc này, chỉ hoặc hỏi dò, hoặc nghe sai, hoặc đoán chừng và suy luận rộng ra, rồi "phong" bừa cho người nầy là sát thủ, người kia là phụ sát thủ,v.v... nên lời văn mập mờ ai muốn hiểu sao thì hiểu. Đặc biệt có trung tướng Nguyễn chánh Thi trong "Việt Nam: Một Trời Tâm Sự’ của mình, ông đã dựa trên nguyên văn lời khai của Đại úy Nguyễn văn Nhung mà ông đã đọc được sau ngày 30/1/64, nên về sự việc nầy ông đã viết rất chính xác, nói rất rõ ai là người đã thi hành lệnh giết Tổng Thống và giết bằng cách nào. Ngay như báo chí lúc đó cũng vậy (ở VN cũng như ở Hoa Kỳ sau 1/11/63), khi nói về cái chết của Tổng Thống Ngô đình Diệm và của ông cố vấn Ngô đình Nhu, các bài tường thuật đều rất mập mờ không được chính xác. Vì qua cuộc họp báo của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng thì đây là "một tai nạn đáng tiếc, không cố ý, vì rủi ro... do hai ông Diệm và Nhu chống cự lại". Tuy tin chỉ được loan lướt sơ qua thôi, không một chi tiết nào rõ ràng cả, không một câu hỏi nào liên quan đến tai nạn rủi ro đáng tiếc nầy được trả lời, nhưng báo chí cũng đoán được sự thật phần nào qua vẻ mặt hơi bối rối và thái độ hơi lúng túng của phát ngôn viên. Nhưng chỉ "đoán" thôi thì làm sao tường thuật cho đúng được.
Do vậy mà sau cuộc đảo chánh 1/11/1963, ngay cả những thân nhân trong gia đình tôi, cũng như thời gian sau nầy từ sau 1975, các bạn bè tôi ai cũng đều muốn tôi kể lại diễn tiến của sự việc lịch sử nầy, hay nói trắng ra là xác định "ai là người đã ra lệnh" và " "ai là người đã thi hành lệnh", đã xuống tay hạ sát cả Tổng Thống Ngô đình Diệm và ông cố vấn Ngô đình Nhu? Ai cũng cho tôi là một trong những nhân chứng của sự việc (tôi cũng tự hỏi không biết thật sự tôi có phải là một nhân chứng hay không nữa!), và muốn biết rõ hơn xem ba chữ tắt "TT.N." mà báo chí VN thường dùng trước kia là "Trung Tá Nghĩa" hay là "Thiếu Tá Nhung"? (đại úy Nhung mới được thăng cấp thiếu tá sau khi đảo chánh thành công). Tôi cũng xin nói cho rõ thêm là vì tò mò và hiếu kỳ mà ai cũng muốn biết diễn tiến của sự việc, chớ không có ai vì một mục đích xấu nào khác, như bọn cộng sản lúc bấy giờ và bọn cán bộ cộng sản nằm vùng ở hải ngoại gần đây, chỉ cố tình lợi dụng sự việc nầy để gây chia rẽ hàng ngũ các đảng phái, đoàn thể quốc gia chống cộng và cố tình đào sâu hố chia rẽ giữa hai tôn giáo lớn của Việt Nam là Thiên Chúa Giáo và Phật Giáo.
Do đó hôm nay tôi xin kể lại một đoạn của sự việc lịch sử nầy, nói rõ thêm một vài vài điều mà chính mắt tôi thấy, chính tai tôi nghe, và chính tôi đã biết được, chung quanh cái chết của Tổng Thống Ngô đình Diệm và ông cố vấn Ngô đình Nhu.
Sở dĩ cho đến ngày hôm nay tôi vẫn im hơi lặng tiếng, là vì sự việc nầy không có trực tiếp liên can đến cá nhân tôi, từ việc ra lệnh cho đến việc thi hành lệnh, mà nếu cho là có liên quan thì họa chăng chỉ vì cá nhân tôi là một thành viên của Hội Đồng Quân Nhân và vì "cái chết của hai ông nầy đã xảy ra trong một chiếc thiết vận xa của trung đội Thiết Giáp" trong đoàn xe mà tôi là trưởng đoàn. Đã không có trực tiếp liên can gì đến mình thì đâu có gì gọi là cần thiết phải lên tiếng? Hơn nữa, vì trước 1975 những người có liên đới trách nhiệm về cái chết nầy hầu hết vẫn còn tại thế, vẫn trực tiếp hay gián tiếp còn trong guồng máy quân sự và chánh trị của VNCH trong giai đoạn chống cộng quyết liệt, nên tôi nghĩ là không có lợi gì khi nói lên những điều mà Hội Đồng Quân Nhân không muốn tiết lộ lúc đó. Ngoài ra, tôi cũng không muốn nhắc tới thiếu tá Nhung, vì sau ngày 30/1/1964, anh đã trả xong cái nghiệp đã vay, đã an giấc nghìn thu rồi, tôi muốn để anh yên nghỉ và gia đình anh được yên ổn không bị quấy rầy, ít nhất về mặt tinh thần. Đó là một vài lý do chính mà cho tới ngày hôm nay tôi không trả lời cho bất cứ một ai về bất cứ điều gì mà tôi biết, có liên quan đến việc nầy, ngay cả cho vợ con tôi, họ hàng thân thuộc hay bạn bè thân thích của tôi cũng vậy, cho dù cá nhân tôi vì sự im lặng nầy mà có bị một số hiểu lầm và tai tiếng không hay. (Cũng vậy, vào năm 1971, tôi đã thẳng thừng từ khước không nói một điều gì với một toán Quân Sử thuộc Ngũ Giác Đài Hoa Kỳ, khi họ đến Vĩnh Long (lúc bấy giờ tôi là tỉnh trưởng Vĩnh Long), chánh thức yêu cầu tôi kể cho họ biết rõ sự việc nầy để họ cho ghi vào quân sử. Tôi đã dứt khoát trả lời: "Xin lỗi quý vị, lịch sử Việt Nam của chúng tôi xin quý vị hãy để cho người Việt Nam chúng tôi tự viết lấy". Điều nầy tất cả công chức và sĩ quan các cấp thuộc Tỉnh/BCH Tiểu Khu Vĩnh Long đều biết rõ).
DIỄN TIẾN CỦA SỰ VIỆC
A. TẠI BỘ TỔNG THAM MƯU.-
Đúng như trung tướng Trần văn Đôn đã viết trong quyển "Việt Nam Nhân Chứng" của ông, sáng ngày 2/1/63 trung tướng Dương văn Minh chỉ định thiếu tướng Mai hữu Xuân, đại Tá Dương ngọc Lắm đi vào Nhà Thờ Cha Tam trong Chợ Lớn (đại tá Nguyễn văn Quan không có đi) để "đón họ đưa về đây" (nguyên văn, không dùng chữ "bắt" như trong Việt Nam Nhân Chứng, trang 230), tức là về bộ Tổng Tham Mưu. Tôi có mặt tại chỗ, vì tôi cùng trung đội thiết vận xa vừa từ dinh Gia Long về tới, đang trình với trung tướng Minh là "Tồng Thống và ông cố vấn không còn thấy có mặt ở dinh Gia Long nữa". (Nếu tôi đưa được hai ông về Bộ Tổng Tham Mưu lúc bấy giờ thì tình hình có thể sẽ thay đổi khác đi. Âu cũng là định mệnh!). Do đó tôi lại nhận được lệnh của trung tướng Dương văn Minh: "Tiếp tục cho đoàn xe Thiết Giáp hộ tống thiếu tướng Mai hữu Xuân và đại tá Dương ngọc Lắm đi vào nhà thờ Cha Tam ở Chợ Lớn, đón hai ông ấy và đưa về đây". (nguyên văn).
Như vậy tôi được biết là thiếu tướng Mai hữu Xuân đã có nhận lệnh trực tiếp từ trung tướng Dương văn Minh, nhưng tôi không biết thiếu tướng Mai hữu Xuân có nhận thêm "mật lệnh" gì khác của trung tướng Dương văn Minh hay không. Cũng ngay lúc đó tôi được đại tá Nguyễn văn Quan nói cho tôi biết là: "Trong lúc tôi dẫn đoàn xe xuống dinh Gia Long để đón Tổng Thống vào khoảng từ 2 giờ sáng ngày 2/11, thì Tổng Thống và ông cố vấn Ngô đình Nhu đã bí mật rời khỏi dinh Gia Long đi vào Chợ Lớn rồi, hiện đang có mặt tại nhà thờ Cha Tam. Từ nhà thờ nầy, hai ông đã có liên lạc bằng điện thoại với các tướng lãnh. Ngay sau đó, qua một hồi thảo luận, Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng đã có quyết định dứt khoát, ít nhất là về số phận của cố vấn Ngô đình Nhu rồi: "bằng mọi cách phải diệt trừ mầm móng hậu hoạn".
Thiếu tướng Mai hữu Xuân, đại tá Nguyễn văn Quan, đại tá Dương ngọc Lắm, đại tá Đỗ Mậu..v.v.. đều có mặt trong cuộc thảo luận để lấy quyết định lịch sử nói trên cùng với trung tướng Dương văn Minh, thiếu Tướng Trần thiện Khiêm, tướng Lê văn Kim, Phạm xuân Chiểu, v.v..."
Tôi cũng được đại tá Quan cho biết thêm là "Trung tướng Dương văn Minh, người chỉ huy cuộc đảo chánh, đã nhanh chóng đưa ra đề nghị rất dứt khoát để Hội Đồng lấy quyết định. Các vị hiện diện trong lúc đó, ai cũng không góp thêm ý kiến gì. Lúc đó im lặng được xem là đương nhiên chấp thuận đề nghị của trung tướng Dương văn Minh". (Đại tá Nguyễn văn Quan là một trong những thành viên đầu tiên của "nhóm đảo chánh", luôn có mặt tại Bộ Tham Mưu Hành Quân Đảo Chánh, được thăng cấp thiếu tướng sau đó mấy ngày và giữ chức vụ giám đốc Nha An Ninh Quân Đội, thay thế đại tá Đỗ Mậu).
Thật ra từ 11 giờ đêm ngày 1/11/1963, trong lúc tình hình chưa được ngả ngũ hẳn, thì các tướng lãnh đã có bàn bạc riêng với nhau trước về số phận của ông cố vấn Ngô đình Nhu rồi, riêng đối với Tổng Thống Ngô đình Diệm thì hầu hết đều tán thành cho Người đi ra ngoại quốc, không thấy có vị nào công khai phát biểu khác hơn. Do đó khi thiếu tướng Mai hữu Xuân nhận lệnh đi đón Tổng Thống là ông đã biết mình sẽ phải làm gì rồi, ít nhất đối với ông cố vấn Ngô đình Nhu. Còn đối với Tổng Thống thì lúc bấy giờ tôi hoàn toàn không biết là thiếu tướng Xuân có nhận được "mật lệnh" gì thêm từ trung tướng Dương văn Minh hay không.
Đoàn xe khởi hành từ bộ Tổng Tham Mưu vào khoảng hơn 6 giờ sáng, hai xe quân cảnh dẫn đầu, xe Jeep của tôi và đại úy Phan hòa Hiệp (sau nầy là chuẩn tướng) đi kế đó, rồi đến xe Jeep của thiếu tướng Mai hữu Xuân và xe của đại tá Dương ngọc Lắm, tiếp theo sau là đoàn xe an ninh hộ tống gồm trung đội thiết vận xa 5 chiếc, 4 chiếc đi trước với một xe bộ binh tùng thiết, 1 chiếc đi cuối đoàn xe, đó là thiết vận xa của trung đội trưởng an ninh hộ tống.
Cho tới đây có một vài chi tiết tôi muốn nói rõ thêm để cho sự việc được phần sáng tỏ hơn:
1.Vì không thấy thiếu tướng Xuân dự trù chiếc xe nào cho Tổng Thống và ông cố vấn Ngô đình Nhu nên tôi có đến hỏi riêng thiếu tướng Xuân trước khi khởi hành, thì ông chỉ nói nhanh "Không cần", cộc lốc. Tôi nghĩ chắc chắn là Ông đã có phương cách rồi, nên không muốn chúng tôi quấy rầy làm mất luồng suy tính của ông, lúc ông đang có một "mission" quá đặc biệt, có lẽ đặc biệt hơn bao giờ hết trong cả cuộc đời cảnh sát công an của ông!
2.Trước khi khởi hành tôi và đại úy Phan hòa Hiệp (sau nầy là chuẩn tướng) đều nhìn thấy đại úy Nhung ngồi trên một trong bốn thiết vận xa sau xe Jeep của chúng tôi. Đại úy Hiệp có hỏi tôi về sự hiện diện của vị sĩ quan bộ binh lạ mặt nầy trên xe Thiết Giáp của chúng tôi. Tôi có giải thích sơ qua đó là đại úy Nhung , sĩ quan tùy viên tín cẩn của Trung Tướng Dương văn Minh, và có xác nhận với đại úy Hiệp rằng:
- "Đại úy Nhung có hỏi tôi để được cùng đi với trung đội thiết vận xa. Tôi nghĩ có lẽ đại úy Nhung có nhiệm vụ gì đó do Trung Tướng Minh đích thân giao cho, nên tôi không tiện hỏi, vì không liên quan gì đến nhiệm vụ an ninh hộ tống của chúng mình".
Tôi không muốn nói rõ hơn cho đại úy Hiệp, nhưng cá nhơn tôi, tôi đã biết là đại úy Nhung được trung tướng Dương văn Minh "sai" đi theo đoàn xe để thi hành quyết định của Hội Đồng, quyết định có liên quan đến ông cố vấn Ngô đình Nhu. Quyết định nầy đã được chuyển thành "lệnh" và được trung tướng Dương văn Minh "mật trao cho đại úy Nhung thi hành". Vì chắc chắn trung tướng Dương văn Minh không còn thấy có ai hơn ngoài người sĩ quan cận vệ thân tín nầy để thi hành một công tác đặc biệt, khó khăn và quan trọng nói trên. Tôi dùng danh từ "mật" là vì nếu trung tướng Minh có dặn dò điều gì với đại úy Nhung thì không một ai trong Hội Đồng nghe thấy được, và nếu có ra lệnh cho đại úy Nhung thi hành quyết định công khai của Hội Đồng về một mình ông cố vấn Ngô đình Nhu hay cho cả hai ông thì cũng không một ai trong Hội Đồng được nghe thấy, nhưng tôi khẳng định là Trung tướng Minh đã có "sai đại úy Nhung" tức là "đã có ra lệnh cho đại úy Nhung", và lệnh nầy được đưa ra thể theo quyết định chung của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, ít nhất liên quan đến ông cố vấn Ngô đình Nhu, tôi xin nói rõ lại một lần nữa là "chỉ liên quan đến một mình ông cố vấn Ngô đình Nhu". Vì nếu trung tướng Dương văn Minh không ra lệnh thì còn ai là người trong Hội Đồng có đủ thẩm quyền để ra lệnh đặc biệt nầy? cũng như nếu không "sai đại úy Nhung" thì tại sao đại úy Nhung lại phải nói với tôi cho anh được ngồi trên thiết vận xa để được cùng đi vào Chợ Lớn? (được biết là trong tư thế của một sĩ quan cận vệ, đại úy Nhung luôn luôn phải sát cạnh mà không được rời xa trung tướng Minh, nhất là trong lúc tình hình còn tranh tối tranh sáng như thế nầy, và khẳng định là không có một ai ra bất cứ một lệnh gì cho anh được, trừ trung tướng Minh).
Nhưng tôi cũng xác định là dù có "sai đại úy Nhung" hay "ra lệnh cho đại úy Nhung" trung tướng Minh cũng là "sai mật" hay dặn dò mật" mà thôi. Như vậy là đến đây chúng ta không còn thắc mắc gì về "người nào đã ra lệnh" và lệnh đó xuất phát từ đâu, từ cá nhơn hay từ tập thể Hội Đồng?
3. Đại tá Dương ngọc Lắm, chắc chắn phải biết rõ mật lệnh mà Trung Tướng Dương văn Minh đã giao cho Thiếu tướng Mai hữu Xuân. Vì nếu không thì tại sao đích thân ông đã có đến gặp tôi để dặn dò tôi trước khi đoàn xe khởi hành:
- "Nè! mấy người đừng có nói gì bậy bạ nghe!"
- "Dạ vâng! Thưa đại tá." Tôi đáp.
(Đại Tá Lắm là Thầy của Khóa 5 Trường Võ Bị Đà Lạt chúng tôi, là sĩ quan Thiết Giáp bậc đàn anh đáng kính của chúng tôi, là sĩ quan Việt Nam đầu tiên tiếp nhận Phòng Thanh tra Thiết Giáp Kỵ Binh từ Quân Đội Pháp (Inspection de l’A.B.C.), tiền thân của Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp Kỵ Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Cho nên, không bao giờ chúng tôi dám dùng hai chữ "toa, moa" một cách xấc láo với ông cả. Hơn nữa, thiếu tá mà dùng hai chữ nầy với một đại tá là quá vô lễ (Trần văn Đôn, "Việt Nam Nhân Chứng", trang 236), và sĩ quan Thiết Giáp kỵ binh chúng tôi không bao giờ không biết hai chữ "mấy người" (trống không như vậy) mà ông thường dùng khi chuyện trò thân mật, cũng như khi ra lệnh cho anh em sĩ quan kỵ binh chúng tôi).
4.Tôi được biết chắc chắn ngay từ lúc bàn thảo kế hoạch sơ khởi trước tháng 11/63, là các tướng tá trong nhóm lãnh đạo cuộc đảo chánh đã có dự trù một giải pháp dứt khoát đối với ông cố vấn Ngô đình Nhu rồi. Sự dự trù nầy đã trở thành quyết định từ sau 1 giờ trưa ngày 1/11/63. Đó là:
"Truy tố ra tòa, xử tội trong nước, không cho đi ra ngoại quốc".
Tôi xin lặp lại, sơ khởi là như vậy. Nhưng theo lời đại tá Quan nói với tôi thì đến khuya rạng sáng ngày 2/11/63, lúc chưa được tin Tổng Thống và ông cố vấn Nhu đã bí mật rời khỏi dinh Gia Long, thì đa số trong Hội Đồng không còn có ý đưa ông Cố Vấn ra tòa nữa, mà nhứt quyết "bằng mọi cách phải trừ mầm móng hậu hoạn". Rõ ràng là như vậy, vì tình hình thắng thua chưa ngả ngũ, dinh Gia Long chưa chiếm được, Liên Binh Phòng Vệ trong thành Cộng Hòa chưa chịu buông súng đầu hàng... và cũng vì chính cá nhơn ông Cố Vấn được quy trách cho mọi sự xáo trộn chánh trị trong nước, làm mất lòng quân dân cán chính, v.v..... Riêng đối với Tổng Thống Ngô đình Diệm thì tuy chưa có quyết định gì dứt khoát, nhưng qua trao đổi ý kiến ngoài hành lang thì đa số đều có ý tán thành một giải pháp ôn hòa. Đó là:
"Để cho Ông đi ra ngoại quốc, một mình, như một người dân thường, không được hưởng lễ nghi quân cách của một TổngThống".
Biện pháp nầy coi như là một ân huệ đối với Tổng Thống Ngô đình Diệm. Tuy nhiên theo lời đại tá Nguyễn văn Quan xác nhận lại với tôi thì trung tướng Minh vẫn còn im lặng chưa hề để lộ ra một ý kiến gì.
Đến khi được biết Tổng Thống và ông cố vấn Ngô đình Nhu đã bí mật rời được khỏi dinh Gia Long rồi, thì tình hình thật sự có thay đổi trong chiều hướng rất bất lợi cho hai ông.
Khi còn chưa rõ hai ông hiện đang ở đâu thì Hội Đồng có phần lo âu: dù đảo chánh có thành công mà hai ông này chạy thoát được thì tình hình chánh trị quân sự sẽ ra sao đây? Chẳng những sẽ không thể có một sự ổn định trong tương lai, mà sẽ có một sự chia rẽ có thể dẫn tới tranh chấp quyền lực, nếu không muốn nói là nội chiến, ngay tại Miền Nam Việt Nam, nỗ lực chống cộng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
[Nhất là đến giờ nầy, tướng Huỳnh văn Cao ở Vùng 4 Chiến Thuật chưa chịu tuyên bố chánh thức trên đài phát thanh đứng về phía Hội Đồng, mặc dù có được yêu cầu nhiều lần, và dù việc đó rất dễ làm, chỉ cần điện thoại cho Ba Xuyên, thâu băng rồi cho phát thanh trên đài Ba Xuyên là đủ. (Vùng 4 lúc bấy giờ có 3 sư đoàn bộ binh còn được kềm giữ trong thế án binh bất động, nhờ công của thiếu tá Nhan minh Trang, thiếu tá Huỳnh văn Tồn và đại tá Nguyễn hữu Có). Tướng Nguyễn Khánh ở Vùng 2 và tướng Đỗ cao Trí ở Vùng 1 tuy có ủng hộ phe đảo chánh nhưng có phần hơi chậm. Cũng xin nhắc lại là tướng Nguyễn Khánh là người đã cố ý tìm mọi cách vào dinh Độc Lập để đích thân chỉ huy chống lại các đơn vị đảo chánh ngày 11/11 năm 1960, cứu ông Ngô đình Diệm, sau đó được thăng thiếu tướng].
Do đó từ quyết định hơi ôn hòa trước đó, đã có một số không ít thành viên trong Hội Đồng bắt đầu tỏ thái độ cứng rắn và quyết liệt hơn, nhất là Trung Tướng Dương văn Minh, linh hồn của cuộc đảo chánh. Ông không muốn thấy ngày 11/11/60 tái diễn lần thứ hai. Chúng ta phải thấy được trách nhiệm nặng nề của người chỉ huy cuộc hành quân đảo chánh lúc bấy giờ, thì mới biết được mức độ lo âu, nóng ruột của trung tướng Dương văn Minh ra thế nào. Trách nhiệm đối với đất nước, trách nhiệm đối với các đơn vị hành quân đảo chánh, nhất là đối với sinh mạng sĩ quan tướng tá nằm trong "nhóm đảo chánh" mà từ sau 13 giờ ngày 1/11 được tạm gọi là Hội Đồng Quân nhân Cách Mạng, trách nhiệm phải ổn định về chánh trị, hành chánh, quân sự, xã hội,v.v... để lèo lái con tàu Miền Nam Việt Nam sau khi đảo chánh thành công, hoặc phải có đường lối hành động thích ứng trong trường hợp cuộc hành quân không suông sẻ hay thất bại v.v....(thật tình chúng tôi không biết rõ ý đồ thầm kín của ông lúc bấy giờ)
Từ đó mới thấy được thái độ của trung tướng Dương văn Minh qua đề nghị cứng rắn của Trung tướng, để hội đồng lấy quyết định về trường hợp của cá nhơn ông cố vấn Ngô đình Nhu, dứt khoát không thể do dự hay yếu mềm được. Và đến đây, tôi được biết rõ ràng là Trung Tướng Dương văn Minh, với tư cách là người chỉ huy toàn bộ cuộc hành quân đảo chánh, là người duy nhất lúc bấy giờ có trách nhiệm thi hành quyết định của Hội Đồng về trường hợp ông cố vấn Ngô đình Nhu: "Bằng mọi cách, phải trừ mầm móng hậu hoạn".
Và Ông đã ra lệnh.
Nhưng tôi hoàn toàn không được biết là trung tướng có ra lệnh gì thêm cho đại úy Nhung về trường hợp của Tổng Thống Ngô đình Diệm hay không?
Có người nói là trước khi đoàn xe khởi hành, trung tướng Dương văn Minh đứng trên lầu tòa nhà chánh Bộ Tổng Tham Mưu, có hướng về thiếu tướng Mai hữu Xuân hay đại úy Nhung đưa ra hai ngón tay (ý nói là cả 2 người). Nhưng, tôi xác nhận là hoàn toàn không trông thấy. Tôi biết rõ tính trầm tĩnh và suy tính chính chắn của trung tướng Minh, nên tôi chắc chắn là ông không bao giờ có hành động "vào phút chót và quá lộ liễu" như vậy. Nếu có ra lệnh, thì chắc chắn ông đã có đắn đo suy tính kỹ càng trước rồi, và ông đã phải dặn dò ngay đại úy Nhung rồi, chớ không bao giờ ông lại ra lệnh để cho người ta thấy dễ dàng như vậy.
Như tôi đã có trình bày ở trên, bốn điểm mà tôi vừa nêu lên là những điều mà chính tai tôi nghe, chính mắt tôi thấy và chính tôi được biết, trước khi chúng tôi đi vào nhà thờ Cha Tam trong Chợ Lớn.
(Tôi xin phép được mở thêm một dấu ngoặc ở đây: Trước khi khởi hành, tôi có ghé ngang qua Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp/Hành quân đặt trên một bán xích xa đậu ngay dưới tòa nhà chánh của Bộ Tổng Tham Mưu để báo cho trung tá Nguyễn văn Thiện biết về hướng đi và nhiệm vụ an ninh hộ tống của chúng tôi. Tôi tuyệt đối không nói thêm một điều nào mà tôi đã nghe, đã thấy và đã biết được về các thảo luận và quyết định của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, vì trung tá Thiện không phải là thành viên của "nhóm đảo chánh" như chúng tôi. Ông vẫn chưa biết gì về việc Tổng Thống và ông cố vấn Ngô đình Nhu đang ở Chợ Lớn, không biết tý gì về những diễn tiến trên tòa nhà chánh của Bộ Tổng Tham Mưu mà tôi vừa nói ở trên. Trên hệ thống Truyền Tin/ Thiết Giáp, các đơn vị của chúng tôi chỉ biết là Tổng Thống không có mặt tại dinh Gia Long mà thôi. Không ai biết là hai ông đã có đàm thoại với các tướng lãnh từ nhà thờ cha Tam, Chợ Lớn. Dù sao đề phòng vẫn hơn!
Trung tá Thiện, người Huế, vốn là người tín cẩn của Tổng Thống Ngô đình Diệm, cán bộ nồng cốt Cần Lao, được Tổng Thống đưa từ Nha Nhân Viên/Bộ Quốc Phòng về Bộ Tổng Tham Mưu thay thế trung tá Hoàng xuân Lãm, giữ chức vụ Chỉ huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp Binh. Do đó, sáng ngày 1/11/63, ông được gọi lên họp ở văn phòng thiếu tướng Khiêm và bị giữ luôn ở phòng họp số 1 (được tạm gọi là "phòng tạm giữ"), để bảo đảm an toàn cho kế hoạch đảo chánh.
Khi tôi lên họp với Hội Đồng Quân Nhân trước giờ G, thì tôi mới biết là trung tá Thiện đang bị nhốt ở phòng bên cạnh, tôi mới vào xin với trung tướng Dương văn Minh cho tôi được bảo lãnh trung tá Thiện ra, và được phép sử dụng ông, để ông điều hành Bộ Chỉ Huy Hành Quân/Thiết Giáp, theo dõi và điều động các đơn vị Thiết Giáp đang hành quân, nếu cần. Bộ Chỉ Huy Hành Quân/Thiết Giáp được đặt ngay dưới tòa nhà chánh của Bộ Tổng Tham Mưu. Dĩ nhiên, tôi phải hoàn toàn chịu trách nhiệm và bảo đảm về hành động của trung tá Thiện kể từ giờ nầy vì tôi vẫn có hệ thống chỉ huy trực tiếp, song song, trên xe Jeep chỉ huy của tôi, nên không thấy có gì bất trắc có thể xảy ra. Sau đó, khi đảo chánh thành công, anh em sĩ quan Thiết Giáp trong tinh thần đoàn kết của binh chủng, cũng đều đồng ý với đề nghị của tôi trình lên Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, và được hội đồng thăng thưởng chấp thuận cho trung tá Thiện được thăng cấp đại tá và được tiếp tục giữ chức vụ Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Thiết Giáp Binh).
B. TẠI NHÀ THỜ CHA TAM. (CHỢLỚN)-
Đoàn xe vào đến nhà thờ cha Tam. Đại úy Hiệp giúp tôi bố trí an ninh trung đội thiết vận xa trước nhà thờ. Tôi đi lại gặp thiếu tướng Xuân và đại tá Lắm để nhận lệnh tiếp. Tôi không thấy đại úy Nhung lúc nầy.
Thiếu tướng Xuân và đại tá Lắm không ai chịu vào nhà thờ để gặp Tổng Thống (không nói rõ lý do tại sao), dù đó là nhiệm vụ của hai ông, và bảo tôi đại diện Hội Đồng vào mời Tổng Thống và ông cố vấn ra xe là được rồi.
Tôi vào nhà thờ, qua cổng nhỏ, phía bên mặt cổng chính. Nhưng khi bước vào khỏi cổng khoảng 10 thước, thì tôi sực nhớ là mình vào một cơ sở tôn giáo, không nên mang theo vũ khí. Tôi vội bước lui, trở ra cổng và cởi súng lục ra, trao cho tài xế của tôi (xe đậu gần cổng chánh). Lúc nầy dân chúng đã thấy có việc lạ và tò mò đứng lố nhố đầy cả ngã ba, trước rào sắt của nhà thờ. Binh sĩ cũng không gắt gao lắm và chắc chắn bây giờ dân ở đây đã biết được là Tổng Thống Diệm và ông cố vấn Nhu đang ở trong nhà thờ nầy.
Tôi lại bước vào nhà thờ lần thứ hai, không súng, và vẫn một mình. Tôi không dòm lại phía sau nhưng nghĩ bụng là anh em Thiết Giáp ở ngoài rào sắt chắc cũng đã bố trí để theo dõi và an ninh cho tôi, vì tất cả đều biết rằng tôi vào đây không một tấc sắt trong tay. Tôi mạnh dạn bước tới, rẽ về hướng tay mặt, đi khoảng 20 thước thì thấy từ phía dãy nhà bên hông phải của nhà thờ bốn người đang đi ra, về hướng của tôi. Đó là Tổng Thống, (tay có cầm gậy), ông cố vấn Nhu, và hai người nữa mặc thường phục. Tôi nghĩ bụng: Một trong hai người nầy phải là đại úy Đỗ Thọ, tùy viên của Tổng Thống, (vì tay có xách một chiếc cặp da). Người thứ tư tôi không biết (sau nầy tôi mới biết đó là đại úy An, sĩ quan cận vệ của Tổng Thống). Tôi nghĩ, chắc là Tổng Thống đã được Hội Đồng Quân Nhân báo trước rồi, nên khi nghe thấy xe tới nhà thờ là Tổng Thống đi ra.
Tôi đứng lại, chờ... Nhưng, vẫn không để ý xem hai sĩ quan nầy có võ trang hay không... Và khi Tổng Thống đến còn cách tôi khoảng 3 thước, tôi đứng nghiêm lại, đưa tay lên mũ, chào, đúng lễ nghi quân cách, và giữ nguyên tư thế nghiêm đó, tôi nói:
- "Thưa Tổng Thống, chúng tôi được lệnh của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng đến đây mời Tổng Thống và ông Cố vấn về Bộ Tổng Tham Mưu. Có Thiếu tướng Mai hữu Xuân đại diện cho Hội Đồng đang đứng trước cổng chờ Tổng Thống."
Tổng Thống đứng lại, nghe tôi trình bày, và có nói một câu ngắn mà tôi không nghe rõ lắm. Sau đó, đại úy Đỗ Thọ bảo tôi đi trước, Tổng Thống sẽ theo sau. Nhưng tôi đứng nép qua một bên, mời Tổng Thống đi trước, ra hướng cổng nhỏ bên phải, cả bốn người qua hết rồi, tôi mới lững thững bước theo sau... cách xa 3 thước. Dù sao, trong cương vị sĩ quan (nhất là sĩ quan cấp tá) tôi vẫn bắt buộc phải giữ lễ đối với Tổng Thống, dù là trong hoàn cảnh nào. Và đi sau cũng có thể là một hành động phản ứng đề phòng tự nhiên của tôi, chớ hoàn toàn không có ý nghĩ gì khác. Tôi đinh ninh rằng Thiếu tướng Xuân đã phải có mặt trước cổng để hướng dẫn Tổng Thống lên xe về Tổng Tham Mưu, vì đó là nhiệm vụ của ông.
Đến cổng rào, vì là cổng nhỏ bên hông nên bốn người phải tuần tự bước qua cổng, Tổng Thống bước ra trước, đến đại úy Đỗ Thọ rồi mới đến ông cố vấn, đại úy An. Tôi là người thứ năm bước ra khỏi cổng sau cùng.
Ngay lúc bấy giờ, tôi mới chợt nhận thấy có một xe thiết vận xa đậu sẳn ngay cổng nhỏ nầy, cánh cửa sau xe mở rộng, gát nằm xuống sát trên lề đường (lề đường rộng khoảng 3 thước dành cho người đi bộ, cao khỏi mặt lộ khoảng hơn 2 tấc). Tôi thấy thiếu tướng Xuân và đại úy Nhung đã có mặt tại chỗ, không có đại tá Lắm. Thiếu tướng Mai hữu Xuân chỉ có bảo đại úy Đỗ Thọ trao cho ông chiếc cặp da của Tổng Thống mà đại úy đang xách. Sau đó, ông Xuân xách chiếc cặp đi ngay, không nói thêm một lời nào khác ngoài việc khoát tay ra lệnh cho đại úy Thọ và đại úy An đi theo ông.
Đại úy Nhung hướng về phía Tổng Thống và ông cố vấn Ngô đình Nhu nói như ra lệnh:
- "Mời hai ông lên xe".
Vừa nói, đại úy vừa chỉ vào cửa thiết vận xa đang đậu trước cổng nhỏ.
Lúc nầy Tổng Thống và ông cố vấn Nhu đang đứng cách cửa thiết vận xa khoảng 1 thước. Tổng Thống không nói một lời nào, chưa có một phản ứng nào về thái độ kém nhã nhặn của người sĩ quan mà ông chưa hề biết mặt. Tổng thống còn đang đứng tần ngần, sững sờ, thì ông cố vấn Ngô đình Nhu đã lên tiếng, lộ hẳn vẻ mặt bất bình của người bề trên:
"Tại sao lại phải lên xe nầy? Không còn xe nào khác hay sao?"
-"Không có! Vì lý do an ninh! Tình hình đang hỗn loạn. Dân chúng đang muốn tìm giết hai ông đó! Hai ông phải lên xe nầy thôi, để được bảo vệ an ninh."
Đại úy Nhung có vẻ bực bội vì câu hỏi giọng kẻ cả, nên vừa trả lời vừa đưa tay ra dấu, như có ý đẩy hai người vào thiết vận xa.
Nhìn qua, nhìn lại không thấy thiếu tướng Mai hữu Xuân đâu cả, đại úy Đỗ Thọ và người sĩ quan cận vệ cũng không thấy có mặt, Tổng Thống có hỏi:
-"Thiếu tướng Mai hữu Xuân đâu? Gọi thiếu tướng Xuân đến gặp tôi đã."
-"Thiếu tướng Xuân đã lên xe đi trước rồi". Đại úy Nhung vừa trả lời vừa giục hai ông vào xe.
Sau một phút ngập ngừng hai ông phải bước lên xe (không còn cách nào khác hơn)
Tôi vẫn còn đứng cách đó vài bước, bên cạnh cổng nhỏ nhà thờ, còn nhìn thấy được cảnh thiếu tướng Xuân đầu trần, không nhìn thẳng Tổng Thống (không dám hay không muốn, khó mà nhận rõ được). Thiếu tướng đã đưa tay nhận lấy chiếc cặp da từ tay đại úy Đỗ Thọ, xong bước đi luôn về hướng xe của ông, không quên ra lệnh cho đại úy Đỗ Thọ cùng người sĩ quan cận vệ theo ông, để mặc cho đại úy Nhung đối đáp với Tổng Thống ra sao tùy ý.
Tôi cũng nhìn thấy được gương mặt thẩn thờ, ngạc nhiên của Tổng Thống, vẻ bất bình cau có của ông cố vấn Nhu, và thái độ nóng nảy của đại úy Nhung.
Tôi theo dõi được những câu trao đổi ngắn ngủii nhưng mất bình tĩnh của Tổng Thống và ông cố vấn với đại úy Nhung, cũng như sự im lặng cố chịu đựng của Tổng Thống Ngô đình Diệm.
Tôi còn chứng kiến được cảnh hai người lặng lẽ bước vào xe, còn nghe đại úy Nhung bảo họ "cúi đầu xuống" (vì cửa xe thấp, phải khom lưng xuống mới vào được).
Đợi cho hai người vào xong, đại úy Nhung mới bước vào sau cùng. Và, cửa xe từ từ dựng đứng lên, đóng kín lại...
Ngay lúc bấy giờ, tôi mới kịp nhận ra là trong thiết vận xa không còn có một binh sĩ Thiết Giáp nào (trừ tài xế và phụ tài xế phía trước không kể). Lúc đại úy Nhung là người sau cùng bước vào xe, thì rõ ràng tôi chỉ thấy có 3 người trong xe. Đó là: Tổng Thống, ông Cố vấn, và đại úy Nhung. Sau nầy hỏi ra tôi mới biết là trưởng xa, xạ thủ đều được đại úy Nhung yêu cầu tạm đi qua xe khác.
Tôi bước xuống lòng đường, đi bộ lại gặp thiếu tướng Mai hữu Xuân (xe ông đậu trước thiết vận xa nầy, trên con đường dọc). Tôi báo cáo tình hình sau cùng, và đề nghị với thiếu tướng cho đoàn xe khởi hành về Bộ Tổng Tham Mưu.
C.- TRÊN ĐƯỜNG VỀ BỘ TỔNG THAM MƯU.
Tôi bước về xe Jeep của tôi, ra lệnh cho đoàn xe nổ máy và chuẩn bị lên đường. Thứ tự các xe như cũ: xe Jeep chỉ huy của tôi và đại úy Hiệp đi đầu như thường lệ, ngay sau hai xe quân cảnh dẫn đường, kế đó là xe thiếu tướng Mai hữu Xuân, xe của đại tá Dương ngọc Lắm. Theo sau, vẫn là bốn thiết vận xa liền nhau, thiết vận xa thứ ba chở Tổng Thống Ngô đinh Diệm và ông cố vấn Ngô đình Nhu, tiếp theo là xe bộ binh tùng thiết, và cuối cùng là thiết vận xa của trung đội trưởng Thiết Giáp. Xe nầy thường trực liên lạc truyền tin với tôi, để báo cáo tình hình di chuyển và tình hình an ninh của đoàn xe.
Tôi vẫn lái xe Jeep chỉ huy của tôi, đại úy Hiệp ngồi bên cạnh. Đoàn xe đi với tốc độ bình thường, không nhanh lắm.
Đoàn xe đang đi trên đường Hồng Thập Tự, qua khỏi nhà bảo sanh Từ Dũ thì phải dừng lại tại cổng xe lửa, vì có xe lửa sắp chạy qua, cổng đã gát ngang đường. Thời gian đoàn xe ngừng tại đây là khoảng trên dưới 10 phút.
Chợt tôi nghe có mấy tiếng súng nổ phía sau, vào khoảng giữa đoàn xe. Tôi quay đầu xe Jeep lại, chạy dọc theo đoàn xe để xem việc gì đã xảy ra. Đến ngang thiết vận xa có chở Tổng Thống và ông Cố vấn, thì tôi thấy đại úy Nhung ngồi trên nóc xe (ngay vị trí của trưởng xa) và hướng về phía chúng tôi đưa một ngón tay cái lên làm hiệu (được hiểu là mọi việc đều tốt).
Tôi vội hỏi:
- "Tiếng súng nổ ở đâu đó?"
Đại úy Nhung đưa tay chỉ vào trong xe mà không nói gì.
Tôi quay đầu xe lại, tiếp tục trở lên đầu đoàn xe. Lúc đó xe lửa vừa chạy qua xong, cổng đã mở, đoàn xe chúng tôi tiếp tục chạy, hướng về bộ Tổng Tham Mưu. Để được biết rõ ràng hơn, tôi có hỏi Trung đội trưởng Thiết Giáp việc gì đã xảy ra mà có tiếng súng nổ trên thiết vận xa thứ ba? Tôi được cho biết như sau:
- "Phụ tài xế xe nầy có báo cáo cho tôi biết là tiếng súng đó là do ông đại úy bộ binh ngồi trong xe bắn chết Tổng Thống và ông cố vấn".
Cả tôi và đại úy Hiệp đều nghe biết sự việc nầy qua hệ thống truyền tin Thiết Giáp trên xe Jeep chỉ huy của chúng tôi. Nhưng tôi vẫn chưa có báo cáo gì về Bộ Tổng Tham Mưu, vào lúc đó, cả với Bộ Chỉ Huy/Hành Quân Thiết Giáp cũng vậy (tần số chỉ huy khác tần số an ninh hộ tống).
Riêng tôi, tôi không biết tại sao cả hai ông đều bị bắn chết? Vì cho tới giờ nầy, cũng như các tướng tá thành viên khác của Hội Đồng, tôi vẫn biết là Hội Đồng dù chưa có quyết định nào dứt khoát cho trường hợp của Tổng Thống Ngô đình Diệm, nhưng gần như đã có một sự hiểu ngầm qua trao đổi ý kiến ngoài hành lang, bán chánh thức, giữa các thành viên của Hội Đồng, là sẽ đề nghị ("sẽ" mà thôi) dành cho Tổng Thống một ân huệ: sẽ cho Tổng Thống đi ra ngoại quốc, một mình, và duy nhất chỉ không được hưởng lễ nghi quân cách dành cho một vị nguyên thủ quốc gia mà thôi. Và hình như Hội Đồng cũng có dự trù xin Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ một chiếc máy bay đặc biệt để đưa Tổng Thống ra khỏi Saigon.
Tôi cũng xin lặp lại là riêng trung tướng Dương văn Minh vẫn còn im lặng, chưa có chánh thức phát biểu một ý kiến gì cả về trường hợp nầy. Dù sao tôi vẫn còn thắc mắc không biết đây có phải là tự ý đại úy Nhung hay không? Là một hành động cố ý hay lỡ tay? Hay là do chỉ thị mật của trung tướng Minh mà phải làm như vậy?
Đoàn xe đến bộ Tổng Tham Mưu vào lúc hơn 8 giờ sáng. Một tiểu đội Quân Cảnh đã thấy có mặt tại cổng và hướng dẫn chiếc thiết vận xa có chở Tổng Thống và ông Cố vấn đến đậu ở bãi cỏ bên cạnh tòa nhà chánh và gát luôn tại chỗ, chờ lệnh. Đại úy Nhung đã xuống xe lúc nào tôi không thấy được.
Tôi bước theo thiếu tướng Xuân lên tòa nhà chánh. Vừa vào đến tầng dưới, thì tôi đã thấy có trung tướng Dương văn Minh và một số tướng tá khác từ trên lầu vừa xuống tới đó. Thiếu tướng Trần thiện Khiêm đi sau cùng.
Thiếu tướng Mai hữu Xuân vui vẻ bước tới báo cáo thẳng với trung tướng Dương văn Minh, bằng tiếng Pháp, ai cũng nghe thấy:
- "Mission accomplie."
Trầm ngâm và đăm chiêu, trung tướng Minh chưa nói một lời nào, sau báo cáo của thiếu tướng Xuân, thì thiếu tướng Khiêm ngay sau đó hỏi nhỏ:
- "Việc gì đã xảy ra?"
Trung tướng Minh quay lại nói một câu ngắn gọn:
- "Hai ổng đã chết rồi"
Ngay lúc nầy tôi cũng có mặt tại chỗ. Tôi chợt hiểu. Thì ra câu "nhiệm vụ đã hoàn tất" cũng còn có nghĩa là "hai ổng đã chết rồi". Rất là rõ ràng. Trung tướng Minh nói xong, tất cả đều không có một câu hỏi nào khác nữa và cùng nhau trở lên văn phòng, không đi ra chỗ thiết vận xa đậu nữa. Tôi cũng đi theo.
Bước vào đây, tôi mới thấy là đại úy Nhung đã có mặt ở văn phòng của Tham Mưu Trưởng rồi, cũng tức là văn phòng mà trung tướng Dương văn Minh và các tướng tá trong Hội Đồng Quân Nhân đang tạm sử dụng. Lúc bấy giờ, tôi mới biết thêm là đại úy Nhung đã lên đây trước rồi, đã báo cáo với trung tướng Minh trước khi có người lên đây trình là "xe đón Tổng Thống đã về đến bộ Tổng Tham Mưu, đang đậu ở sân vận động, và đã có Quân Cảnh canh gát cẩn thận".
Đại úy Nhung chỉ báo cáo riêng cho trung tướng Minh mà thôi, và chắc chắn vẫn là "kín", là "mật"... nên các tướng tá trong Hội Đồng, kể cả thiếu tướng Khiêm cũng chưa hay biết được việc gì đã xảy ra. Do đó, khi trung tướng Minh cùng các tướng tá trong Hội Đồng cùng đi xuống sân vận động dự trù để gặp Tổng Thống và ông Cố vấn thì chưa ai biết được việc gì đã xảy ra cho Tổng Thống cả. Vừa đến tầng dưới thì gặp ngay thiếu tướng Xuân từ ngoài sân bước vào, hớn hở báo cáo (công khai) với trung tướng Minh là "nhiệm vụ đã hoàn thành" (Mission accomplie, tiếng Pháp).
Để trả lời câu hỏi: "Việc gì đã xảy ra?" của thiếu tướng Khiêm, trung tướng Minh mới buông gọn một câu: "Hai ổng đã chết rồi".
Tôi đã kín đáo nhận xét thái độ của các thành viên trong Hội Đồng ngay tại hành lang tầng dưới của tòa nhà chánh Bộ Tổng Tham Mưu, ngay sau khi thiếu tướng Mai hữu Xuân báo cáo, và sau đó khi trung tướng Minh trả lời ngắn gọn cho thiếu tướng Khiêm. Thoạt đầu, tất cả đều có vẻ vui (có lẽ khi biết là đã đón được Tổng Thống và ông cố vấn về đây rồi, hay "bắt" được cũng vậy), vì ai cũng nghĩ rằng phe đảo chánh ta đã nắm chắc phần thắng 100% mà không còn sợ hậu quả gì nữa, vì hai ông không chạy vuột ra khỏi thủ đô được để còn mưu tính chuyện gì khác nữa. Và câu "Mission accomplie" cũng được các tướng tá trong Hội Đồng hiểu là đã "bắt" được hai ông về rồi.
Đến lúc nghe trung tướng Minh trả lời cho thiếu tướng Khiêm là cả hai đều đã chết hết rồi thì phần đông đều có vẻ sửng sốt, ngạc nhiên đến độ không nói được một lời nào. Vì cứ y theo quyết định thì cùng lắm cũng chỉ có một mình ông cố vấn Ngô đình Nhu mà thôi, tại sao lại hai người? Ai cũng nghĩ là Tổng Thống sẽ được Hội Đồng cho đi ra ngoại quốc, bây giờ tại sao lại như vậy? Phải giải thích thế nào đây?
Riêng trung tướng Minh thì rất là trầm tĩnh, không nói một lời nào với thiếu tướng Xuân, không có một lời khen hỏi ủy lạo, và cũng không một lời giải thích với các thành viên của Hội Đồng sau câu trả lời ngắn gọn cho thiếu tướng Khiêm.
Sau đó vài hôm, tôi có dịp gặp lại thiếu tá Nhung (đã được thăng cấp sau khi đảo chánh hoàn toàn thành công). Để hết thắc mắc, tôi có gặng hỏi lại sự việc đã xảy ra như thế nào trên thiết vận xa, thì thiếu tá Nhung vừa cười vừa trả lời cho tôi một cách gọn gàng như đã không có chuyện gì xảy ra:
- "Một người cũng vậy mà hai người cũng vậy thôi. Hai người cũng không khó lắm nhưng chắc ăn hơn".
- "Nhưng làm gì có lệnh cho hai người đâu?" Tôi gợi ý hỏi thêm.
- "Vì ông Diệm chống cự lại sau khi ông Nhu bị tôi đâm chết nên tôi phải thanh toán luôn, có lệnh cũng được mà không có lệnh cũng vậy thôi. Cho nó chắc ăn. Lúc đó đâu có đợi lệnh được anh?"
Thiếu tá Nhung cũng cho tôi biết là anh đã sử dụng dao găm cá nhơn của anh, và sau đó anh bồi thêm cho mỗi người một viên đạn "ân huệ".
Tôi còn nhớ mãi những câu đối đáp nầy mồn một, không bao giờ quên. Nhưng, không bao giờ tôi dám hé môi nửa lời... Bí mật quốc gia chăng? Cũng có thể là như vậy, vì Hội Đồng họp báo có tiết lộ điều gì rõ ràng đâu? Cũng không có giải thích điều gì và cũng không có trả lời bất cứ câu hỏi nào có liên quan đến sự việc nầy.
Ba tháng sau, ngày 30/1/64 xảy ra biến cố chỉnh lý do tướng Nguyễn Khánh cầm đầu. Thiếu tá Nhung bị lực lượng của tướng Khánh bắt cùng với năm vị tướng lãnh là tướng Trần văn Đôn, Lê văn Kim, Mai hữu Xuân, Tôn thất Đính và Nguyễn văn Vỹ. Trong 5 vị tướng nầy, hết 4 ông đã cùng với trung tướng Dương văn Minh là đầu não tiên khởi đề xướng đảo chánh và hình thành kế hoạch đảo chánh ngày 1/11/1963 (trừ tướng Vỹ). Thiếu tá Nhung được giao qua cho lữ đoàn Nhảy Dù ngay sáng ngày hôm đó. Và ngày hôm sau, thi hài thiếu tá Nhung được giao trả về cho gia đình với vỏn vẹn một câu khám nghiệm "chết vì treo cổ tự tử" của một bác sĩ quân y Lữ Đoàn Dù...
KẾT LUẬN
Để thay lời kết, tôi xin tạm mượn một câu, trích nguyên văn của Trung tướng Trần văn Đôn trong quyển "Việt Nam Nhân Chứng": "Tuy lúc đó tôi không nghĩ đến chuyện giết hai ông Diệm Nhu, sau nầy nhìn lại các sự kiện, tôi cho rằng "người nào đó" ra lệnh giết nầy quả là một người thấy xa, ông ta không phải ngu dại khi làm chuyện đó".
Nhưng theo tôi, xét cho cùng, "người nào đó" dù có thấy xa, có ngu dại... hay có khôn ngoan gì thì cũng không phải là người thực sự có quyền chủ động, và không thể chủ động gì được trong sự việc nầy. Lý do rất đơn giản và rất dễ hiểu là: Lúc nào cũng có một bàn tay lông lá của người phù thủy với chiếc đũa thần, luôn luôn có mặt bên cạnh... đứng trong bóng tối...
Tiểu bang Washington, một ngày đầu năm Bính Tý (1996)