Kính gửi: ông Trương
Tấn Sang,
Chủ tịch
nước CHXHCN Việt nam.
Tên tôi là: Nguyễn Tiến Dân.
Địa chỉ: 208 Định Công Thượng – quận Hoàng Mai – Hà nội.
Điện thoại: 0168-50-56-430
Địa chỉ: 208 Định Công Thượng – quận Hoàng Mai – Hà nội.
Điện thoại: 0168-50-56-430
Như đã viết trong bức thư trước, lần này, xin hầu chuyện ông với đề tài “Mại dâm dưới chế độ Cộng sản”. Đề tài mà rất nhiều người đã đề cập. Tiếc thay, do không có thực tế, nên họ chỉ đề cập được 1 cách phiến diện.
1/ Phán
xét về mại dâm, chưa có ai cho rằng nó là tốt. Ai cũng cho nó là xấu.
Bởi ít nhất, nó chà đạp lên nhân phẩm của người phụ nữ.
Tuy vậy, cũng không thể không thừa nhận: Mại dâm là 1 thực
tế khách quan. Nó hiện diện ở khắp nơi trên trái đất. Nó có từ xa
xưa. Nó tồn tại đến ngày nay và chắc chắn, nó sẽ song hành
cùng nhân loại.
Đừng có mơ cấm
được mại dâm. Mại dâm chỉ không có trong xã hội nguyên thủy
và trong thế giới của loài súc vật.
2/ Viết về mại
dâm, không thể không nhắc đến 2 tác phẩm: Truyện Kiều của Nguyễn Du
và Tiếng hát sông Hương của Tố Hữu.
a/ Ở truyện
Kiều, Nguyễn Du tố cáo chế độ phong kiến mục nát, suy đồi. Ngay
từ “thằng bán tơ” mạt hạng, cũng biết cách câu kết với quan lại,
sai nha để ngang nhiên ăn cướp của dân lành. Truyện Kiều không nói
rõ, nhưng tôi đoán (rất mong là đoán nhầm), chúng đã ném “2 cái bao
cao su đã qua sử dụng” vào nhà Vương viên ngoại, tạo cớ cho “trận
cướp đẹp”. Cướp sạch của nổi, của chìm của người ta rồi, chúng vẫn
chưa thỏa mãn. Chúng tiếp tục “huy động cả hệ thống chính trị vào
cuộc”, để bắt bớ, đánh đập, tra người, khảo của. Chung cuộc,
nàng Kiều dẫu có tài sắc vẹn toàn đến đâu thì cũng phải tự bán mình
vào lầu xanh, lấy tiền mà đút lót tiếp cho lũ tham quan vô lại.
Chỉ dám mong 1 điều thật nhỏ nhoi: Của thì đã mất rồi, nhưng
cha và em được “cốt nhục vẹn tuyền”. Xét về đạo lí, sự hi
sinh ấy, thật là lớn lao, thật là cao thượng.
Cũng như nàng
Kiều, từ xưa tới nay, bao cô gái khác, khi bước chân vào chốn lầu
xanh, phải đâu do họ tự nguyện. Xã hội phong kiến vô pháp,
vô luân đã dồn họ đến bước đườn g cùng. Thúy Kiều tuy chỉ là
gái lầu xanh. Nhưng từ đầu tới cuối tác phẩm, Nguyễn Du chưa bao giờ mạt
sát, khinh bỉ nàng. Ông mô tả nàng có tình cảnh đáng thương và
có cuộc đời đáng được thông cảm. Sống trong đống bùn, mà nhân cách vẫn tỏa
sáng. Nàng không giống những kẻ đê tiện: Tối chơi gái tràn lan, ngày vẫn
lên mặt “Nghĩmình phương diện Quốc gia”. Sự khinh bỉ nếu có,
Nguyễn Du chỉ dành cho chế độ phong kiến suy đồi. Một cách
nhìn đầy nhân văn, phải không ông?
b/ Trong
truyện ngắn Chí phèo, Nam Cao mở đầu: “Một sáng tinh
sương, anh thả ống lươn nhặt được đứa bé mới đẻ xám ngắt, đùm
trong cái váy đụp vứt ở lò gạch cũ”… Cuối cùng:“Thị nhìn nhanh
xuống bụng mình, và thoáng chợt thấy một cái lò gạch cũ bỏkhông, xa
nhà cửa, và vắng người lại qua…”. Nam Cao giỏi ở chỗ tuy
không trực tiếp nói ra, nhưng độc giả vẫn hiểu: “Đó là kiếp luân
hồi. Chí Phèo này có chết đi, còn nhiều thằng Chí Phèo khác đã chuẩn
bị mọc lên thay thế. Đời không thể thiếu vắng Chí Phèo”.
Với Tiếng
hát sông Hương, ông Tố Hữu cũng dùng thủ pháp tương tự. Mở đầu,
hiện thực của thời Thực dân, Phong kiến: “Trên dòng
Hương Giang” là cô gái với bao nỗi nhục nhã, ê chề khi phải bán
thân nuôi miệng… Cuối cùng (nguyên văn trong tác phẩm), ông ta có
cách dòng (ngầm hiểu là đã bước sang trang, đã đến “ngày mai huy
hoàng”), rồi cũng vẫn lại “Trên dòng Hương Giang”.
Riêng về mặt
này, Tố Hữu xứng đáng là bậc tiên tri. “Ngày mai huy
hoàng” đã đến, không còn cô gái kia trên sông, bởi cô đã quá
già. Thay vào đó, hằng hà sa số những cô gái trẻ khác, mọc
lên thay thế. Mại dâm đâu có mất đi trong chế độ CS. Thậm chí
nó còn phát triển mạnh mẽ hơn (Khắp hang cùng ngõ hẻm, tìm đâu
cũng có), tinh vi hơn (Vì nó biết cách ứng dụng cả công nghệ thông
tin) và trắng trợn hơn (Bởi nó ngang nhiên tiếp thị ở ngay
ngã 3, ngã 4 đường phố. Thậm chí hành nghề ngay tại gốc cây, sườn
đồi)
3/ Thưa
ông Chủ tịch, Trời sinh ra con người. Trên cơ thể mỗi con
người, có nhiều bộ phận. Mỗi bộ phận, đều có chức năng riêng. Nếu
không hoạt động, chức năng ấy sẽ bị suy thoái. Một kẻ,
dẫu có mang danh Giáo sư – Tiến sĩ, nhưng đầu óc mà lười suy nghĩ, kẻ đó
tất bị lú lẫn, u mê. Mắt mà không tự nhìn đường, cứ đi
theo “định hướng” của ai đó, lâu dần sẽ bị thong manh.
Đổ băng
keo vào miệng thiên hạ, sẽ khiến người ta không nói được. Người ta
không nói được, khiến ta không phải tranh biện với ai. Không phải tranh biện
với ai, lâu dần lưỡi ta sẽ cứng lại. Lúc đó, ta ăn nói giống
như 1 kẻ ngây ngô, thiểu năng về trí tuệ. “Đè đầu cưỡi cổ”
thiên hạ, những tưởng mình giỏi giang và lấy làm đắc ý.
Đâu hay: Ngồi trên lưng người khác, chân tay ta lâu ngày
không phải hoạt động, cơ của nó sẽ teo đi.
Trên con
tàu vũ trụ, do được điều kiện không trọng lượng nâng đỡ, xương của
phi hành gia không phải làm việc như bình thường. Lâu dần, nó sẽ bị thoái
hóa. Trở về mặt đất, cần phải có thời gian và chế độ riêng
để nó phục hồi… Khác gì những tổng công ty, những tập đoàn kinh tế nhà
nước. Chúng hoạt động, mà không dựa vào thực lực của mình. Chúng tồn
tại, dựa trên sự bú mớm vào ngân sách nhà nước. Trước sau,
chúng cũng phải chết. Đó là những sự thực hiển nhiên.
Tương tự,
bộ phận sinh dục của con người, khi già-trẻ; ốm-khỏe có tần
xuất hoạt động khác nhau. Nhưng nói chung, nếu không được “cọ sát”, dẫu
có thủ dâm thì nó cũng vẫn sẽ bị suy nhược. Từ đó, u –
xơ – ung – nhọt dễ có điều kiện phát sinh. Nghiêm trọng hơn, “bí hạ (thì
phải) phá thượng”. Ối anh sẽ bị suy nhược theo nó.
Đó là thường thức cơ bản của phép dưỡng sinh.
4/ Chẳng
cứ Việt nam, nhiều nước khác cũng muốn cấm mại dâm. Liệu họ có đạt
được mục đích không? Ta hãy thử xét về mặt đạo lí và qui luật
cung – cầu:
a/ Với
người đi mua dâm: Xin không nhắc đến “một bộ phận không nhỏ” những
kẻ mê tín, chỉ thích đi lùng gái trinh như Lương Quốc Dũng.
Cũng không xét đến những những bậc nam nhi, vợ con đề huề,
thỉnh thoảng vẫn thích đi ăn vụng như Nguyễn Trường Tô. Ở đây,
chỉ xét những trường hợp có nhu cầu thật sự và mong nhận được sự thông
cảm của những người, mà tối đến, vợ chồng vẫn còn được ôm nhau ngủ.
Chẳng hạn: Có người, vợ chết sớm, để lại cho mình những đứa
con thơ dại, kháu khỉnh, thông minh. Tuy còn trẻ khỏe, nhưng
tình yêu mãnh liệt với người vợ, đã khiến ông ta không muốn đi bước nữa.
Ông ta ở vậy để nuôi con. Bởi, chúng là kết tinh tình
yêu của họ. Thỉnh thoảng, ông ta muốn hòa hợp âm-dương. Nhu cầu ấy có
chính đáng và có nên thông cảm không?
Tôi có
quen 2 người cao tuổi. Vợ họ bị ốm liệt giường hàng chục
năm trời. Họ dịu dàng chăm sóc vợ. Không hề có một lời phàn nàn,
cáu gắt trong chừng ấy năm trời. Họ cũng chẳng ngó ngàng tới
bất cứ một người nào khác giới. Nhân cách, tình yêu của họ thật
đáng ngưỡng mộ. Trên thế gian này, hỏi có mấy người được
như vậy. Đặt giả thiết: Thỉnh thoảng, họ muốn hòa hợp
âm-dương. Nhu cầu ấy có được coi là chính đáng và có nên thông
cảm không?
“Tốt mái,
hại sống”, câu này ai cũng biết. Chắc chắn, ông cũng quen nhiều bà quan
chức. Họ ăn lắm, tẩm bổ nhiều, béo như con trâu trương. Gia đình
họ, nếu sống thủy chung, ông chồng “má hóp đít tóp” là điều chẳng phải
nghi ngờ. Ngược lại, có những ông chồng khỏe đến phát sợ. Có thể “nhất
dạ, ngũ giao…”. Vợ khỏe cũng chẳng chịu nổi, kể chi đến những
bà hom hem, bệnh tật. Thế nên, ngày xưa có bà phải tự nguyện
“tay bưng trầu, đầu đội lễ” đi hỏi vợ lẽ cho chồng. Mong sao có
người, đêm đến nó đỡ đần cho. Nay, làm gì có chế độ đa
thê. Không đưa tiền cho người ta đi xả bớt ra, kẻ bị thiệt thòi
chính là bà vợ. Nhu cầu ấy, đành rằng là không chính đáng, nhưng
có nên thông cảm cho bà vợ của ông ấy không?
Những người
nước ngoài sang công tác lâu dài ở Việt nam, do điều kiện, họ không
thể mang vợ con theo được. Họ khỏe mạnh, họ có tập
quán thoáng đãng về tình dục. Thỉnh thoáng, họ muốn hòa hợp
âm-dương. Nhu cầu ấy có chính đáng và có nên thông cảm không?
Có người
thiệt thòi toàn diện: Không bảnh trai, văn hóa lùn, hoàn cảnh gia đình lại
khó khăn. Không cô gái nào chịu lấy anh ta làm chồng. Nhu cầu kia rõ
ràng là vẫn có. Thỉnh thoáng, anh ta muốn hòa hợp âm-dương. Nhu cầu ấy
có chính đáng và có nên thông cảm không?
Có những
chàng trai, do phấn đấu cho sự nghiệp, nên họ lập gia đình muộn. Họ không muốn
gạ gẫm, bồ bịch bất chính với bạn học. Không muốn gạ gẫm, bồ bịch
bất chính với “con thày-vợ bạn-gái cơ quan”. Họ cũng không muốn
“nhịn” quá lâu. Thỉnh thoáng, họ muốn hòa hợp âm-dương. Nhu cầu ấy có
chính đáng và có nên thông cảm không?
Còn nhiều
và rất nhiều trường hợp khác nữa. Nhưng sợ phải làm mất thì giờ qúy
báu của ông, nên tôi không tiện kể thêm.
b/ Với
người đi bán dâm:
Thưa ông,
tôi có mở quán Karaoke và Xông hơi tại 544 đường Láng – Đống đa – Hà
nội. Dĩ nhiên, trong quán của tôi không có dịch vụ mại
dâm. Do đặc thù công việc, tôi phải tiếp xúc hàng ngày với các
cháu nhân viên. Xin khẳng định với ông: Không có cháu nào cảm thấy hãnh diện,
khi phải làm cái nghề này. Phải đi làm, bởi không có con đường
nào khác. Tôi kể ông nghe một trường hợp:
Cách đây
hơn chục năm, có 1 cháu đến làm việc ở chỗ tôi. Cháu nó
không đẹp, ăn mặc lại giản dị. Nhưng nhiều người thích nó. Ai
rủ đi ngủ, cháu cũng đi. Lạ nhất là: kiếm được rất nhiều tiền,
nhưng cháu không hề đua đòi, chưng diện.
Tò mò,
tôi có hỏi cháu. Nó khóc, rồi dẫn tôi về thăm nhà. Đến nơi, tôi
bàng hoàng. Nhà nó nghèo. Bố mẹ đã già yếu, lại bệnh tật. Các
em đã đông, lại còn nhỏ. Nhà cửa, trước kia chỉ là mái lều
tranh xiêu vẹo. Ruộng đất không có. Là chị cả, cháu cam
chịu hi sinh thân mình, để cứu cả nhà. Cháu nghiến răng
xác định: Ra Hà nội để kiếm tiền. Bao nhiêu tiền kiếm được,
cháu đều gửi về quê. Trước hết, cho tất cả các em được đi học.
Còn lại, để bố mẹ làm ăn và xây được căn nhà cấp 4.
Đối với gia đình cháu, đó là mơ ước, tưởng như không
bao giờ là hiện thực. Chuyện của cháu, chỉ bố mẹ biết.
Nhưng, khác hẳn với thái độ của những người CS các ông. Họ luôn
ân hận, xót xa vì mình không giỏi, nên con cái phải chịu khổ.
Sau này, khi nhà cháu đã qua được bước khó khăn, cháu bỏ nghề. Lập
gia đinh, cháu lấy người chồng biết rõ và thông cảm với hoàn cảnh của
cháu. Về nhà chồng, cháu không có của riêng tư chìm nổi. Trước
khi ra đi, cháu nó khóc và nói với tôi: “Con xin vĩnh biệt bố”. Tôi
hiểu, mình không được phép khuấy động cuộc sống riêng tư của cháu và
sẽ tốt hơn, nếu để quá khứ đau buồn, nó chìm vào quên lãng.
Ông ơi,
nhân cách của những CON NGƯỜI ấy, có xứng đáng được ta tôn trọng?
Thúy Kiều có vĩ đại bằng cháu không? Đứng trước cháu, tôi có cảm giác,
mình bị lùn đi. Còn ông, ông thấy thế nào?
5/ Bây
giờ, với tư cách là người đứng đầu đất nước, xin ông trả lời
công khai cho người dân chúng tôi: Các ông luôn gào thét, đòi để “đảng
CS được lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối” xã hội Việt nam. Các
ông lãnh đạo kiểu gì, mà bao nhiêu nam thanh, nữ tú của chúng ta
thất nghiệp. Họ không thể kiếm tiền, để nuôi sống được chính
bản thân mình. Nói chi đến gia đình. Không có tiền, đói các
ông có cho họ ăn không? Không có tiền, con cái của họ có được các
ông cho đi học không? Không có tiền, ốm đau các ông có cho họ được đến
bệnh viện không? Không có tiền, lại thất học và vô nghề nghiệp,
các ông có bố trí được công ăn việc làm cho họ không?...
Tất cả các
câu hỏi trên, đều có chung câu trả lời. Đó là “Không”.
Là người Việt, ông Chủ tịch không thể không biết câu
này “Bụng đói, đầu gối phải bò”. Đường cùng, các cháu đành
mang cái “vốn tự có” ra mà kiếm ăn. Không sung sướng gì đâu,
nhục nhã lắm, ông ạ.
Những người
CS các ông, quả thật là lũ bất tài, vô dụng. Làm lãnh đạo,
mà không lo được cuộc sống tối thiểu về ăn mặc, khám chữa bệnh,
học hành, công ăn việc làm cho người dân. Khiến rất nhiều cháu gái,
chúng nó phải đi bán thân (18.000 gái Việt ra nước ngoài hành nghề mại
dâm mỗi năm; còn Bộ Lao động - thương binh & Xã hội ước
tính năm 2013 có 33.000 gái mại dâm, đó là không thèm thống
kê ở 2 địa bàn trọng điểm Quất Lâm, Đồ Sơn). Lẽ ra, người
phải ân hận, phải xấu hổ là các ông, là đảng CS. Đã không biết xấu
hổ, lại còn nhâng nháo lên mặt đạo đức khi ra lệnh cấm mại dâm. Để mà
đổ lỗi, cho rằng mại dâm là tàn dư của chế độ cũ (Chế
độ, mà nó sụp đổ cách đây có nhõn 4 chục năm); cho rằng,
các cháu phải đi bán thân, bởi chúng nó hư hỏng, lười lao động
và thích ăn chơi. Ông Chủ tịch và các quí bà to mồm, ăn no, rửng mỡ ở hội
Phụ nữ VN, ở bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
có hình dung ra kịch bản này không: Khi các ông cấm riết, các cháu
làm nghề mại dâm trên toàn quốc, chúng nó kéo về trụ sở hội Phụ nữ và
trương biểu ngữ: “Nhiệt liệt hoan nghênh nhà nước cấm mại dâm
(chúng nó hoan nghênh thật lòng đấy, ông ạ) – Xin hãy bố trí
công ăn việc làm cho chúng tôi – Nếu không được, hãy nuôi chúng tôi –
Nếu không nuôi được chúng tôi, hoặc mặc kệ để chúng tôi đi bán
dâm; hoặc các ông, các bà hãy từ chức đi, để chúng tôi bầu
những người có tài, có đức lên làm thay – Họ sẽ lo cho
chúng tôi”. Lúc đó, các ông, các bà sẽ “xử lý” như thế nào?
6/
Ông ạ, đã có ai nói với ông về những sự thật này chưa:
Nhiều phụ nữ,
trẻ em Việt ở độ tuổi vị thành niên, bị gạ gẫm,
rồi bị đem bán vào các động mãi dâm ở Campuchia, ở Ma cau...?
Nhiều phụ nữViệt bị bắt cởi trần truồng, cho mấy thằng
Đại Hàn, Trung Quốc, Đài Loan ngắm nhìn, sờ mó để tuyển… “vợ”?
Có phụ nữ Việt bị đặt trong lồng kính để bán đấu
giá tại Mã Lai; bị rao bán công khai trên bích chương tại Đại Hàn?
Nhiều phụ nữ lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan đã bị đánh
đập, bị hành hạ, bị giết. Nhưng, tỉ lệ này còn thấp và
ít rủi ro hơn so với lấy chồng Trung Quốc. Tình trạng lấy chồng
Trung Quốc, sau đó bịngược đãi, bị làm vợ tập thể, bị sang
tay và vứt ra đường khá phổ biến.
Cuối năm
2013, ba cô dâu Việt Nam là Tô Thị Hà, Trịnh Thị Hoa, Mai
Thị Sư được điều trị tại Bệnh viện thần kinh thành phố Phúc
Châu, tỉnh Kiến Phúc (chắc là Phúc Kiến) – Trung Quốc. Cả ba người
đều là nạn nhân của lấy chồng Trung Quốc. Họ bị đày đọa nhiều
năm, cho đến khi thân tàn thì bị đuổi ra khỏi nhà…Có nhiều trường hợp
bị đẩy vào động mại dâm, bị khai thác như súc vật cho đến
khi bệnh tật, bị chết hoặc điên dại .”. Báo Dân trí ngày 18/01/2014
đưa tin: “Sự sỉ nhục nhìn từ những cô dâu bị giết”.
Nhân phẩm
người phụ nữ Việt xuống cấp. Họ chỉ như một món hàng,
bị bọn ngoại quốc, công khai giày vò, làm nhục. Tại ai? Đó
không phải là quốc nhục, thì đối với những người CS, cái gì đáng bị gọi
là quốc nhục? Trước thực trạng ấy, với tư cách là nguyên thủ Quốc gia,
ông có thấy nhục nhã và xấu hổ không?
Ra ngoài
đường thì so vai, rụt cổ, im thin thít, chẳng dám ho he - thể hiện sự hèn
hạ vô cùng. Về đến nhà, múa gậy vườn hoang, tỏ rõ bản
lĩnh anh hùng nơi xó bếp. Thần dân trông thấy, họ khinh bỉ mãi
không thôi. Đó là nói về tư cách của lũ đê tiện, “khôn
nhà dại chợ”.
7/
Cứ coi các cháu phải đi bán dâm, chỉ là đồ chơi trong tay
những thằng đàn ông. Xin hỏi ông:
Làm đồ chơi
trong tay con trai Việt và làm đồ chơi trong tay bọn đàn ông ngoại quốc, đằng nào
đỡ nhục nhã hơn? Không dám mơ có lầu son, gác tía để hành nghề như nàng
Kiều. Làm đồ chơi trong nhà nghỉ kín đáo và ngồi vạ vật bên
đường, đằng nào làm cho nhà nước đỡ xấu mặt hơn?
Không thể cấm
được mại dâm. Vậy, hợp pháp hóa mại dâm + chăm sóc sức khỏe cho các cháu
và để mại dâm lén lút, tự phát nguy cơ truyền nhiễm bệnh tật
cao, đằng nào nhân đạo hơn?
8/
Tiếp xúc với những thứ chướng tai, gai mắt nơi nhà hàng,
tôi không hề thích. Chính vì vậy, tôi và gia đình đầu tư vào
làm thủy lợi, vào trồng trọt, vào chăn nuôi. Ai ngờ, tôi bị chính quyền
CS đủ cả 4 cấp: Xã – Huyện – Thành phố - Trung ương
câu kết với nhau lừa đảo, cướp đoạt trắng tay hơn chục tỉ VND.
Mĩ miều, thì nói là “cả hệ thống chính trị” nhà các ông.
Còn dân gian, đơn giản hơn nhiều. Chúng tôi nói rằng: “cả lò cả ổ”
nhà các ông là 1 lũ khốn nạn, một lũ cướp ngày. Ông Chủ tịch
có cách gọi nào khác, “đẹp” hơn để thay thế không?
9/ Thưa
ông Chủ tịch, sau khi đọc những loạt bài của tôi, có 1 bác nào đó
quan tâm, gọi điện hỏi tôi có bị cơ quan an ninh làm khó dễ gì
không?
Câu trả lời
là chưa. Cứ như thể, chưa bao giờ có những bài như thế.
Lí do thật đơn giản. Đơn từ đòi tiền, tôi gửi các ông nhiều
lần, nhiều cấp trong hơn chục năm rồi. Nhưng, chính quyền CS của
các ông vẫn giả câm, giả điếc. Để tránh tiếp xúc, các ông
học những con chuột cống, chui sâu vào trong hang. Bị hun
bao nhiêu là khói, nhưng với bản lĩnh cao cường, các ông vẫn
chưa chịu chui ra. Bởi, chui ra tiếp xúc là phải nói đến chuyện
trả tiền. Đối với các ông, thà bị nghe chửi, thà bị người
khác hạ nhục, thậm chí bị chết vì ngạt khói, còn hơn là phải
trả lại những đồng tiền ăn cướp.
Đây cũng
là nét “đặc thù” rất riêng về Nhân quyền của chính quyền CS Việt
nam.
Tôi tin
lần này, lượng khói mà tôi quạt vào hang vẫn chưa đủ “đô”, nên các
ông chưa chịu chui ra đâu. Các ông vẫn coi như không có nó và hiển
nhiên, các ông sẽ không sờ mó đến tôi cũng như cửa hàng của
tôi. Về việc này, xin cảm ơn ông Chủ tịch trước.
Nhưng, những lần sau, lượng khói sẽ tăng lên. Không chịu
được thì hãy bò ra. Đừng cố thủ. Chết, uổng.
Lần sau,
xin hầu chuyện ông Chủ tịch với đề tài “Dưới giác độ của nền
văn minh Trung hoa cổ đại: Chủ nghĩa CS ở Việt nam, những bất cập
và sự sụp đổ tất yếu của nó”. Đề tài này, cũng không
đến nỗi khô khan lắm đâu. Nội dung của nó, tuy hơi dài,
nhưng “Cơm ngon, (thì hãy) ăn làm nhiều bữa”. Lo gì. Ông
có muốn nghe không? Có muốn cử những tay lí luận hàng đầu của đảng CS vào
tranh biện công khai và thẳng thắn không? Xin ông: Chớ có
cho đội ngũ Dư luận viên dốt nát cộng với mớ lí luận cùn nhập
cuộc và nhớ đừng có dùng bạo lực như lũ khùng điên. Bọn
chúng, khi đuối lí, chỉ có mỗi một cách, đó là giơ nắm đấm lên.
Đừng học lũ mất dạy đó, ông ạ.
Chào ông.
Nguyễn Tiến Dân
Nguyễn Tiến Dân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét