Chủ Nhật, 16 tháng 5, 2010

Năm Thứ 35 Ngày Quốc Hận 30-4-2010

Cuối tháng tư năm nay, tròn 35 năm người Việt Miền Nam mất nước, biết bao nhiêu người đã bỏ mạng vì để bảo vệ Độc Lập và Tự Do cho nhân dân miền Nam. Những anh hùng đã tuẩn tiết như Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Phạm Văn Phú, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ, Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn …
Mỗi năm ngày quốc hận, người ta cũng không quên hàng trăm ngàn người trên đường vượt thoát chế độ Cộng Sản Việt Nam đã phải bỏ thây ngoài biển cả, trên đất Kampuchia, Mã Lai, Phi Luật Tân để mong tìm đất Tự do dung thân.
Người Việt trốn chạy Cộng Sản thuộc thế hệ thứ nhất, nay cũng đã ngoài 50, là những người đã hiểu thế nào là bản chất Cộng sản, họ đã giết hại khoảng 50.000 người, trong số 172.008 người bị quy là thành phần địa chủ, để cướp đất, cướp nhà, cướp của dân qua chánh sách Cải Cách Ruộng Đất năm 1956. Sau khi giành được một nửa đất nước năm 1954.
Tết Mậu Thân năm 1968, hàng ngàn người bị giết chết, vùi chôn trong những hố, chôn vùi dập tập thể biết bao thường dân vô tội, cốt che dấu tội ác của chúng.

Năm 1975, cả trăm ngàn quân cán chính miền Nam phải đi Học Tập Cải Tạo 10 ngày, có 4 vị Tướng miền Nam đã phải học tập Cải Tạo 17 năm, một số phải bỏ mạng trong Trại Cải Tạo từ Phú Quốc cho đến Hoàng Liên Sơn.
Năm 1978, đánh Tư Sản Mại Bản miền Nam, biết bao nhiêu người bị đuổi ra khỏi nhà mình, tài sản, vàng bạc bị tịch thu.
Mỗi người dân từ trẻ thơ cho đến người già, đều phải ăn bo bo độn gạo, trong khi đất miền Nam sản xuất lúa gạo, trước đó dư thừa còn xuất cảng sang các nước Đông Nam Á.
Những người thuộc thế hệ thứ hai, là những người đang độ tuổi học trò, có người còn là “Cháu Ngoan Bác Hồ”, chưa thể hiểu hết chánh sách bần cùng hóa của Cộng Sản, nhưng ngày nay ở nước ngoài, đọc sách báo, theo dõi các bài viết trên Mạng, có thể hiểu đôi phần: vì chánh sách tàn ác, độc tài mà ông cha phải bỏ xứ, xa quê.
Những người thuộc thế hệ thứ ba là những trẻ em Việt Nam sinh sau năm 1975, ở nước ngoài không nếm mùi đắng cay, tàn bạo của Cộng Sản, lại thấy có một số người trí thức, thương gia trở về Việt Nam được tiếp đón long trọng, họ ca ngợi hết lòng. Chắc chắn những người thuộc thế hệ này phải nghĩ thế nào với tấm lòng yêu nước? Phải tiếp tay đóng góp, xây dựng như một số các hội đoàn do các bạn trẻ đã làm, quyên góp tiền về Việt Nam làm từ thiện, phát học bổng cho người hiếu học, xây trường sở cho những nơi thiếu trường lớp, thiếu thầy cô.
Việc làm ấy phát xuất từ tấm lòng Nhân ái đều đáng trân quý, đáng nhân rộng ra, nhưng cẩn thận khichúng ta có hành động giúp cho chế độ tàn ác bất nhân, tức nhiên chúng ta đã nhúng tay vào sự tàn ác, bất hân, độc tài, đảng trị đó đã hại dân, bán nước.
Những người yêu nước ở tuổi 30, lòng tràn đầy nhiệt huyết, hãy tìm hiểu lấy tấm gương của Nhà triết học số 1 Việt Nam Trần Đức Thảo, người nửa là Nguyễn Mạnh Tường Tiến sĩ Luât và Văn Khoa của Pháp, đang ở Pháp đầy danh vọng trở về Việt Nam theo kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc, sau này chỉ vì tham gia phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm, nói lên nguyện vọng Tự do mà phải bị đày đọa cả cuộc đời.
Nhưng đáng ca ngợi thay, năm nay 2010 có những dấu hiệu làm ấm lòng những người mất nước tha hương, sinh viên Đại học ở Georgia tổ chức thắp nến, để tưởng niệm những ngưòi đã mất vì Độc Lập, Tự Do, cầu nguyện cho những người đang tranh đấu cho Tự Dọ Dân Chủ tại Việt Nam.
Nghe Nguyễn Thu Hà, một nữ chiến binh Thủy Quân Lục Chiến Mỹ gốc Việt phát biểu trong ngày lễ Quốc Hận 30-4-2010, cho ngưòi ta thấy thế hệ thứ ba, không quên cội nguồn, tiếp nối con đường của ông cha đã đi.
Những dấu hiệu đó, nó phải bắt nguồn từ giáo dục của gia đình, xã hội. Chúng ta đáng mừng nhưng cần phải quan tâm nuôi dưỡng, phát động có định hướng để trở thành một phong trào, một lực lượng đáng kể để xây dựng một Việt Nam Tự Do, Dân Chủ, Ấm No và tiến bộ như các nước Á Đông ngày nay.
6-5-2010

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét