Hoàng đế Bảo Đại (1913-1997)
Thủ tướng Trần Trọng Kim (1883-1953)
Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969)
Tổng Thống Ngô Đình Diệm (1901-1963)
Quốc Trưỏng Dương Văn Minh (1916-2001)
Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu (1905-1970)
Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu (1923-2001)
Tổng Thống Trần Văn Hương (1904-1982)
Tổng Thống Dương Văn Minh (1916-2001)
Sống trên quả địa cầu này, chắc chắn mỗi người đều yêu thương nơi chôn nhau cắt rốn của mình, yêu cái nơi tuổi thơ của mình rong chơi ở thôn xóm lúc ngày hè, lúc đêm trăng, yêu cánh đồng quê hay phố thị, yêu cái bàn cái ghế ngôi trường đầu đời của mình, dần dần tình yêu ấy trải rộng ra cùng với tuổi đời của mình để có tình yêu quê hương, đất nước.
Một người yêu nước, khi thấy đất nước mình bị ngoại bang xâm chiếm sẽ phải đau lòng, sẽ phải tìm cách chống lại ngại xâm, để bảo tồn toàn vẹn lãnh thổ, vì đất nước do tổ tiên gầy dựng nên, trên biết bao nhiêu xương máu của tiền nhân, mới có đến ngày nay.
Chúng ta hãy nhìn lại dòng Sử Việt, một dân tộc hiếu hòa, có truyền thống bất khuất, chống ngoại xâm.
Với Một Ngàn Năm Đô Hộ Giặc Tàu (111 TTL-939), tiền nhân ta đã nhiều lần đánh đưổi giặc ngoại xâm như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Nam Đế, Mai Hắc Đế, Phùng Hưng cho đến Ngô Quyền mới đánh bại quân Nam Hán, giành lập độc lập cho đất nước.
Tiền nhân ta, từng đánh đuổi quân xâm lược Nguyên Mông từ 1258 đến 1288 dưới các đời vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông, lần thứ nhất vào năm 1258, lần thứ hai vào năm 1285 và lần sau cùng năm 1287 chấm dứt năm 1288, nhờ vào Hội Nghị Diên Hồng, vua Trần thực hiện quyền Dân Chủ tại Hội nghị Diên Hồng, toàn dân một lòng quyết chí đánh đuổi ngoại xâm, nhờ vậy mà tiền nhân đánh thắng vẻ vang trước một đội quân hùng mạnh chiến thắng khắp vùng Âu, Á.
Năm 1407, nhà Minh cho quân sang xâm chiếm nước Đại Việt, bắt được Hồ Quí Ly, lấy nước ta đổi ra thành quận Giao Chỉ, cai trị trong 20 năm cho đến khi Lê Lợi khởi nghĩa thành công, giành lại được nền Độc lập năm 1427.
Sau này, 100 Năm Đô Hộ Giặc Tây, dân tộc ta có nhiều cuộc nổi dậy chống Pháp, để giành độc lập,
Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chánh Pháp ở Việt Nam. Vua Bảo Đại tuyên bố hủy các hiệp ước bất bình đảng với nước Pháp, tuyên bố Việt nam Độc lập ngày 11-3-1945.
Ngày 15-4-1945 Nội các Trần Trọng Kim được thành lập, đến ngày 7-8-1945 phải từ chức. Trong khi chờ đợi thành lập Nội các mới, Việt Minh yêu cầu vua Bảo Đại thoái vị.
Vua Bảo Đại đã tuyên cáo thoái vị vào chiều ngày 30-3-1945 tại lầu Kiến Trung, Huế. Chấm dứt chế độ phong kiến Việt Nam.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại Hà Nội. Chủ tịch đảng Lao Động Việt Nam Hồ Chí Minh tuyên bố Thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Năm 1946 quân Đồng Minh Anh Pháp trở lại Việt Nam, rồi chiến tranh Việt Pháp nổ ra với Việt Minh và Pháp.
Đến ngày 8-3-1949 tại điện Elysée nước Pháp Tổng Thống Vincent Aurial và Bảo Đại ký Hiệp Ước Elysée công nhận Quốc Gia Việt Nam trong khối Liên Hiệp Pháp.
Chiến tranh Việt Pháp từ 1946 kéo dài đến trận Điện Biên Phủ năm 1954 là trận đánh lớn nhất bắt đầu từ ngày 13-3-1954 và kết thúc vào sáng ngày 7-3-1954. Ngày hôm sau Hội nghị Genève bàn về vấn đề Đông Dương.
Nguyên ủy Hội Nghị Genève khai mạc ngày 26 tháng 4 năm 1954 là để bàn về khôi phục hòa bình ở Triều Tiên và Đông Dương, do vấn đề Triều Tiên không đạt kết quả nên từ ngày 8-5-1954 vấn đề Đông Dương (Việt, Miên, Lào) được đem ra thảo luận.
Thành phần tham dự hội nghị gồm có:
- Phái đoàn Anh, do Anthony Eden làm trưởng đoàn.
- Phái đoàn Hoa Kỳ, do Bedell Smith làm trưởng đoàn.
- Phái đoàn Liên bang Xô viết, do Viacheslav Molotov làm trưởng đoàn.
- Phái đoàn Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, do Chu Ân Lai làm trưởng đoàn.
- Phái đoàn Pháp, do Georges Bidault làm trưởng đoàn.
- Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, do Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn.
- Phái đoàn Quốc gia Việt Nam, do Nguyễn Quốc Định làm trưởng đoàn sau thay thế bởi Nguyễn Trung Vinh rồi Trần Văn Đỗ.
- Phái đoàn Lào, do Phumi Sananikone làm trưởng đoàn.
- Phái đoàn Campuchia, do Tep Than, làm trưởng đoàn.
Hai đồng chủ tịch Hội nghị là Liên Xô và Anh.
Hội nghị được ký kết vào đêm 20-7-1954. Phái đoàn Việt Nam và Mỹ không ký văn kiện của Hiệp định.
Nội dung chính của Hiệp định:
Lấy Vĩ tuyến 17, Sông Bến Hải làm ranh giới hai miền,
Trong vòng 300 ngày:
- Quân đội Nhân dân Việt Nam, những người theo VNDCCH tập kết về miền Bắc.
- Lực lượng Quốc Gia Việt Nam và những người không theo Cộng sản tập kết về miền Nam.
Sau 2 năm, tức là ngày 20-7-1956 sẽ tổ chức Tổng Tuyển Cử để Thống nhất đất nước.
Một Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến (tiếng Anh: International Control Commission, ICC) gồm có Ấn Độ (Trung Lập), Canada (Tự Do), Ba Lan (Cộng Sản), do Ấn độ làm Chủ tịch.
Để thay thế quân đội Pháp, tháng 6 năm 1956 Mỹ cho thành lập cơ quan Cố Vấn Mỹ MAAG có 740, đến 8-2-1962 thành lập MAGV.
Ngày 20-12-1960 Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam được thành lập tại Tân Lập, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh gồm có Võ Chí Công, Phùng Văn Cung và Huỳnh Tấn Phát do Luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ Tịch, Kiến Trúc sư Huỳnh Tấn Phát Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư Ký, Mặt trận đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao Động Việt Nam (Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày nay) và Trung Ương Cục Miền Nam. Mặt Trận được công khai nói đến trong Đại hội lần thứ 3 của Đảng Lao Động Việt Nam từ ngày 5 đến 12-9-1960 tại Hà Nội.
Trung quốc đang cạnh tranh với Liên Xô thế lãnh đạo các nước Cộng sản nên mùa Hè năm 1962, Trung quốc gửi sang cho VNDCCH vũ khí đủ trang bị cho 200 Tiểu đoàn, hứa sẽ gửi quân sang giúp nếu Mỹ đổ bộ vào miền Bắc.
Sư kiện Vịnh Bắc Bộ được cho là tàu Hải quân Quân Đội Nhân Dân Việtt Nam chống hai khu trục hạm USS Maddox và USS Turner Joy xảy ra ngày 2-8 và 4-8-1964. Đại tướng Võ Nguyên Giáp thừa nhận có sự kiện ngày 2-8 nhưng ngày 4-8 không có. Do sự kiện này, ngày 5-8-1964 Mỹ ném bom một số cửa biển quan trọng miền Bắc, đến ngày 7-8-1964 Quốc Hội Mỹ thông qua nghị quyết Đông Nam Á cho quyền Hành pháp hổ trợ bất cứ quốc gia nào bị Cộng sản đe dọa.
Tháng 12-1964, Trung Quốc và Việt Nam ký Hiệp ước Hữu ngh. hợp tác quân sự Việt-Trung, sau đó Trung Quốc đỗ quân vào miền Bắc ở các tỉnh Quảng Ninh, Thái Nguyên từ năm 1965-1973 là 320.00 vào thời điểm quân Trung Quốc có mặt cao nhất là 130.000 quân.
Ngày 10-2-1965, một phái đoàn Liên Xô do Thủ tướng Kosygin sang thăm Việt Nam, cùng với chánh phủ VNDCCH ký một Hiệp ước hổ trợ kinh tế và quân sự Việt Xô, Liên Xô tăng thêm viện trợ cho miền Bắc
Ngày 8-3-1965 Hai Tiểu Đoàn với 3,500 Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đổ bộ lên Đà Nẳng, để bảo vệ phi trường có phi cơ Mỹ dội bom miền Bắc, đó là ngày đầu tiên lính Mỹ tham chiến ở Việt Nam, lúc đó dưới thời Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu và Thủ Tướng Phan Huy Quát, Thủ tướng Phan Huy Quát tiết lộ ông không hề hay biết việc này, cho đến khi sáng hôm ấy Tướng Maxvell Taylor, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam gọi điện báo ông mới biết chuyện đã rồi, và ông hé cho thấy có lẽ Hội Đồng Quân Lực đã thảo luận trước với Mỹ về việc đổ quân này. Vào thời đó Quân lực Việt Nam Cộng Hòa có 192,000 quân.
Chiến dịch Đông Xuân 1967-1968, quân Giải phóng (chính quy Bắc Việt và Địa phương) đồng loạt tấn công 41 tỉnh thành Miền Nam, cuộc chiến xảy ra vào đêm giao thừa Tết Mậu Thân tức đêm 29 rạng 30-1-1968. Chiến tranh tại Sàigòn và thành phố Huế, riêng tại Huế, kéo dài đến 25 ngày đêm.
Tổng kết chính thức của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam họ đã loại 630.000 quân Mỹ, Việt, 13,000 xe cơ giới, 1,000 tàu chiến, 700 kho dạn, 15,000 đồn bót. Quân Giải phóng chết 44,000, bị thương 61,267, mất tích 4,511, bị bắt 912, bị thất lạc 1,265, đào ngũ 10,899, đầu hàng 416. Tổng cộng tổn thất 113,295 (không tính đào ngũ).
Về phía Việt Nam Cộng Hòa cho biết: Chết 4,959, bị thương 15,917, mất tích 926
Hoa Kỳ và Đồng Minh: Chết 4,124, bị thương 19, 295, mất tích 604
Tổng cộng: Chết 9,076, bị thương 36,212, mất tích 1,530 có 562 phi cơ bị hư hỏng hay bị phá hoại.
Tết Mậu Thân Việt Nam Cộng Hòa bị bất ngờ vì phía Cộng sản không tôn trọng lệnh ngưng bắn vào ngày Tết cổ truyền của dân tộc, nhưng dã chống giữ được khắp lãnh thổ, trừ thành phố Huế kéo dài 25 ngày đêm. Quân Giải Phóng dù bị tổn thất nhiều nhưng gây được tiếng vang về chiến tranh, chết chóc. Một tấm ảnh Tưóng Nguyễn Ngọc Loan Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia cầm súng bắn vào đầu một tù binh Việt Cộng Bảy Lốp-vì trước đó anh ta đã tàn sát nhiều thường dân vô tội, người phóng viên nhiếp ảnh Mỹ Eddie Adams được giải thưởng Pulitzer, nhưng Quân Lực VNCH bị mang tiếng xấu, cũng là một yếu tố góp phần không tốt cho miền Nam. Phong trào phản chiến Mỹ dâng cao buộc chánh phủ Mỹ đi đến Hòa Đàm với Miền Bắc.
Ngày 13-5-1968 Hội nghị Paris bắt đầu giữa Mỹ và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại Trung Tâm Hội Nghị Quốc Tế tại Paris. Mỹ Arevell Harriman – VNDCCH Hà Văn Lâu làm Trưởng Đoàn.
Ngày 25-1-1969 Hội nghị 4 bên tại Paris
VNDCCH: - Hà Văn Lâu, Trưởng đoàn
MTGPMNVN: - Trần Bửu Kiếm, Trưởng đoàn
Hoa Kỳ: - Arivell Harriman, Trưởng đoàn
VNCH: - Phạm Đăng Lâm, Trưởng đoàn
Ngày 6-4-1972, Quân Cộng sản Bắc Việt đã chiếm thị trấn Lộc Ninh, thuộc tỉnh Bình Long, sau 48 giờ giao tranh ác liệt. Dùng nơi này làm Thủ Đô của Chánh Phủ Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam thuộc Mặt Trận Giải Phóng Dân Tộc Miền Nam.
Ngày 27-1-1973 Bốn bên ký Hiệp Định Paris
Đại Diện Hoa Kỳ: - Ngoại trưởng William P. Rogers
Đại Diện VNCH: - Ngoại trưởng Trần Văn Lắm
Đại Diện VNDCCH: - Ngoại trưởng Phan Duy Trinh
Đại Diện MTGPMNVN: - Ngoại Trưởng Nguyễn Thị Bình
Ngày 6-1-1975 Tỉnh lỵ Phước Long thất thủ, rơi vào tay Cộng sản.
Ngày 10-3-1973 Tỉnh Darlac, thành phố Ban Mê Thuột bị thất thủ, rơi vào tay Cộng sản.
Ngày 14-3-1975 Tổng Thông Nguyễn Văn Thiệu, Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, Đại Tương Cao Văn Viên Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH, Trung Tưóng Đặng Văn Quang Cố vấn an ninh Tổng Thống, đến Cam Ranh họp bàn với Thiếu Tướng Phạm Văn Phú Tư Lệnh Quân Đoàn II, TT Nguyễn Văn Thiệu quyết định rút Quân Đoàn II từ Pleiku theo Quốc Lộ 7B về Phú Yên, Khánh Hòa, bỏ Pleiku, Kontum để tái bố trí lực lượng. Là một sai lầm lớn, vì cuộc rút quân này tổn thất rất nặng nề.
Vùng I Chiến Thuật, sau khi bỏ Quảng Thị, Huế. Vào lúc 9 giờ 30 đêm 28-3-1973, Trung Tướng Ngô Quang Trưởng họp với Trung Tướng Lâm Quang Thi, Tư Lệnh Tiền Phương Quân đoàn I, Thiếu Tưóng Nguyễn Duy Hinh Tư Lệnh Sư Đoàn 3, Thiếu Tướng Bùi Thế Lân Tư Lệnh Thủy Quân Lục Chiến, Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại tại Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải, sau khi điện đàm với TT. Nguyễn Văn Thiệu chấm dứt lúc 10 gìờ đêm, Tướng Ngô Quang Trưởng cho biết Tổng Thống Thiệu ra lệnh bỏ Đà Nẳng.
Có lẽ từ đó bắt đầu cho cuộc “Tháo Chạy Tán Loạn”, như một nhân vật CIA Frank Snepp trải qua những ngày đó tại Việt Nam, đã viết sách Decent Interval.
Ngày 21-4-1975 Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, Phó Tổng Thống Trần Văn Hương lênh thay.
Ngày 28-4-1975 Tổng Thống Trần Văn Hương trao quyền cho Đại Tướng Dương Văn Minh lên làm Tông Thống, theo đúng Hiếp pháp Việt Nam Cộng Hòa, Phó Tổng Thống Nguyễn Văn Huyền và chỉ định Giáo sư Vũ Văn Mẫu lập Nội các mới.
Ngày 30-4-1975 Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Dương Văn Minh đọc hiệu triệu cuối cùng vào lúc 10 giờ 15 phút trên đài phát thanh Sàigòn. “Yêu cầu quân đội buông súng, các cấp chờ bên kia tới để bàn giao”, nhưng khi bên kia tới thì chỉ có đầu hàng vô điều kiện, không có hòa hợp, hòa giải chi cả.
Theo lời của Nguyễn Hữu Thái nguyên Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên Sàigòn nhiệm kỳ 1963-1964 cho biết đến 2 giờ chiều mới có buổi phát thanh của Quân Giải Phóng.
Nguyễn Hữu Thái nói lời mở đầu :
"Chúng tôi là những người đại diện cho Uy ban nhân dân cách mạng Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định. Chúng tôi là những người đầu tiên tới dinh Độc Lập trước 12 giờ và đã cùng anh em quân đội giải phóng cắm cờ trên dinh Độc Lập. Chúng tôi là giáo sư Huỳnh Văn Tòng và cựu chủ tịch Tổng hội sinh viên Sài Gòn Nguyễn Hữu Thái… Đời sống bình thường đã trở lại Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố mà Bác Hồ đã mong đợi, nay đã được giải phóng… Xin giới thiệu lời kêu gọi của ông Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu của chính quyền Sài Gòn về vấn đề đầu hàng ở thành phố này…"
Tiếp theo là lời của tướng Dương Văn Minh :
"Tôi, Dương Văn Minh, tổng thống chính quyền Sài Gòn, kêu gọi Quân lực Việt Nam Cộng hòa hạ vũ khí đầu hàng không điều kiện quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn. Từ trung ương đến địa phương trao lại cho Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam".
Giáo sư Vũ Văn Mẫu phát biểu tiếp theo :
"Trong tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, tôi, giáo sư Vũ Văn Mẫu, thủ tướng, kêu gọi tất cả các tầng lớp đồng bào hãy vui vẻ chào mừng ngày hòa bình của dân tộc, và trở lại sinh hoạt bình thường. Nhân viên của các cơ quan hành chính quay trở về vị trí cũ dưới sự hướng dẫn của chính quyền cách mạng".
Và cuối cùng là lời chấp nhận đầu hàng của chính ủy Bùi Văn Tùng :
"Chúng tôi đại diện lực lượng quân Giải phóng miền Nam Việt Nam long trọng tuyên bố Thành phố Sài Gòn đã được giải phóng hoàn toàn, chấp nhận sự đầu hàng không điều kiện của ông Dương Văn Minh, tổng thống chính quyền Sài Gòn".
Ngày 30-4-1975, chiến tranh ý thức hệ Cộng sản và Tự do chấm dứt vì miền Bắc được khối Cộng sản Liên Xô và Trung Quốc tiếp ứng đầy đủ khí tài, trong khi Quốc Hội Hoa Kỳ chấm dứt viện trợ cho miền Nam.
Nhìn lại đất nước thời gian qua, chúng ta thấy người miền Nam ưa chuộng Tự Do, mong mỏi có một nền hòa bình, để dân chúng được ấm no hạnh phúc, trong khi miền Bắc nhất định chọn con đường chiến tranh để đạt thắng lợi, nhưng dùng chiêu bài Hòa giải, Hòa hợp để đưa người miền Nam từng bước vào con đường tử lộ.
Đồng minh Mỹ, luôn luôn tôn trọng nguyện vọng, quý trọng sinh mạng của người dân trong nước họ, nên giờ phút miền Nam lâm nguy, họ biết cũng như không. Đó cũng là một ý nghĩa của Tự do. Nixon quyết định ký Hiệp định Paris để rút quân đội Mỹ về nước. Tổng thống Ronald Reagan, lúc đó là thống đốc tiểu bang California tuyên bố: “Việc chấm dứt chiến tranh và rút quân không phải dễ dàng khi tuyên bố rằng cuộc chiến chấm dứt và mang binh sĩ trở về nhà. Bởi vì cái giá phải trả cho một nền hòa bình loại đó sẽ biến những thế hệ người Việt Nam kế tiếp được sinh ra trong tối tăm hàng ngàn năm sau đó”.
Ngày nay Việt Nam có độc lập mà chưa có Tự do, vậy thì có nghĩa gì qua câu lãnh tụ Cộng sản nói: “Không có gì quí hơn Độc Lập Tự Do”. Cho nên Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu mới nói: “Đừng nghe những gì Cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng sản làm”. Ngôi vua là trên cả, vậy mà vua Bảo Đại rời bỏ ngai vàng, tuyên bố: “Trẫm thà làm dân một nước Độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ”.
Một người yêu nước thể hiện tấm lòng mình bằng hành động, có lợi cho đất nước cho đồng bào mình, chẳng những cho hôm nay mà còn mã mãi cho mai sau.
Chúng ta hãy nhìn lại những sự kiện lịch sử, đánh giá cho đúng đâu chính, đâu tà. Hãy theo dấu tiền nhân làm nên trang sử mới, đưa đồng bào ta ra khỏi cảnh khốn cùng, trẻ con nào cũng được ấm no, cấp sách đến trường từ vở lòng cho đến Đại học miễn phí, mọi người được đều Bình đẳng, Tự do và hạnh phúc trong một đất nước Dân chủ, Đa nguyên Đa Đảng.
Thị trường có cạnh tranh người tiêu dùng mới có nhiều lựa chọn. Lãnh đạo quốc gia có tự do tranh đua, người dân mới có quyền chọn lựa, thực hiện theo ý nguyện của mình. Đó mới đích thực là Tự do, Dân chủ.
Co Dong Chi HO CHI MINH tham du vao bai nay voi tieu de YEU NUOC duoi bong co vang ba soc do???? Lieu tac gia co bi tam than khong? Dc HCM la nguoi tan tinh tieu diet VNCH ma xep vao day u?
Trả lờiXóa